Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu hậu quả thương tích do té ngã và yếu tố liên quan với người cao tuổi và gia đình tại địa bàn Thành phố Nam Định năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang để khảo sát về hậu quả thương tích do té ngã ở người cao tuổi, thời gian từ tháng 1/2021 - 12/2021, trên địa bàn 4 phường, xã: Nam Vân, Nam Phong, Mỹ Xá, Lộc Hòa - Thành phố Nam Định. Kết quả: Thương tích do té ngã chiếm 32,5% ở người cao tuổi tại Thành phố Nam Định, tuổi bị thương tích nhiều nhất 66, tuổi thấp nhất 60, cao nhất 99, tuổi trung bình 76,48, nhóm tuổi ≥80 chiếm 62,3%, nữ 66,2%. Hậu quả thương tích do té ngã với người cao tuổi, khi lên xuống cầu thang cần trợ giúp 73,8%, tắm rửa cần trợ giúp 73,1% và hỗ trợ hoàn toàn 25,4%, đi lại cần trợ giúp 55,4%. Thu nhập hộ gia đình giảm 29,2% và giảm tạm thời 63,1%. Cung cấp lương thực thực phẩm với hộ gia đình giảm 5,4% và giảm tạm thời 86,9%. Người thân phải nghỉ học, nghỉ làm để chăm sóc 64,7%, thuê người chăm sóc 8,8%. Liên quan giữa người cao tuổi tham gia hoạt động xã hội và lao động tự do bị thương tích nặng và rất nặng cao hơn và gấp 9 lần so với người nghỉ hưu và nội trợ (OR = 9,0; p <0,000). Gia đình phải vay mượn chi trả cho điều trị tại bệnh viện cao hơn và gấp 30,96 lần so với chăm sóc điều trị tại y tế cơ sở (OR = 30,96; p <0,000). Kết luận: Thương tích do té ngã ảnh hưởng đáng kể đến người cao tuổi và gia đình. Yếu tố liên quan thương tích do té ngã với người cao tuổi khi tham gia hoạt động xã hội, lao động tự do và gia đình phải vay mượn chi trả điều trị thương tích tại bệnh viện.Từ khóa
Tài liệu tham khảo
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế (2004). Hướng dẫn điều tra thương tích và bạo lực trong cộng đồng (bản dịch), Tổ chức Y tế thế giới, Geneva.
WHO - Global report on falls Prevention in older Age
Ủy ban quốc gia NCT Việt Nam và UNFPA (2019). “Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hoá dân số ở Việt Nam” tháng 3/2019, tr 23 - 45.
Trần Văn Chung, Lê Anh Tuấn và cs (2011). “Đặc điểm tai nạn thương tích của người cao tuổi mắc hội chứng/bệnh Parkinson tại một số quận của Hà Nội năm 2011”, Tạp chí y học dự phòng, Tập 27, số 3, tr 169.
Lê Thị Thanh Xuân, Tạ Thị Kim Nhung và cs (2019). “Nghiên cứu thực trạng tử vong do TNTT ở người cao tuổi của ở người cao tuổi giai đoạn 2015-2017” , Tạp chí y học dự phòng, Tập 29, số 8, tr 79.
PA. Stalenhoef’, H.FJ.M. Crebolder’, et al. Incidence, risk factors and consequences of falls among elderly subjects living in the community. European journal of public health. 1997. Vol. 7 No. 3, p328-334. https://doi.org/10.1093/eurpub/7.3.328
Narirat Jitramontree, Sirirat Chatchaisucha, et al. Action Research Development of a Fall Prevention Program for Thai Community-dwelling Older Persons, Pacific Rim Int J Nurs Res 2015; 19(1) 69-79.
Edgar R Vieira, Richard C Palmer, et al. Prevention of falls in older people living in the community, Article in BMJ (online). April 2016. doi: 10.1136/bmj.i1419.
Vianda S. Stel, Johannes H. Smit, et al. Consequences of falling in older men and women and risk factors for health service use and functional decline. Age and Ageing 2004; 33: 58-65.doi: 10.1093/ageing/afh028.
A Bergland, T B Wyller. Risk factors for serious fall related injury in elderly women living at home. Injury Prevention 2004; 10:308-313. doi: 10.1136/ip. 2003. 004721.
công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép . p>
Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng