Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 89 người bệnh suy tim mạn điều trị nội trú tại khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Sử dụng bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim Minnesota Living with Heart Failure Questionnaire để thu thập số liệu từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2022.
Kết quả: Đa số người bệnh có chất lượng cuộc sống mức độ thấp 89,9% . Người bệnh nữ có chất lượng cuộc sống tổng thể, thể chất và tinh thần kém hơn người bệnh nam; nhóm người bệnh suy tim độ I, II có chất lượng cuộc sống cao hơn người bệnh suy tim độ III, IV, nhóm người bệnh có biểu hiện trầm cảm nhẹ có chất lượng cuộc sống cao hơn so với người bệnh có biểu hiện trầm cảm vừa và nặng, người bệnh nhận được hỗ trợ xã hội cao có chất lượng cuộc sống cao hơn so với hai nhóm người bệnh còn lại.
Kết luận: Các yếu tố có liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim trong phạm vi nghiên cứu bao gồm giới tính, phân độ suy tim, mức độ biểu hiện trầm cảm và mức độ hỗ trợ xã hội.
Từ khóa
Tài liệu tham khảo
Maria Polikandrioti et al. (2015), Factors associated with depression and anxiety of hospitalized patients with heart failure, Hellenic J Cardiol. 56(1), tr. 26-35.
Salim S Virani et al. (2020), Heart disease and stroke statistics—2020 update: a report from the American Heart Association, Circulation. 141(9), tr. e139-e596. https://doi.org/10.1161/CIR.0000000000000757
Amy Groenewegen et al. (2020), Epidemiology of heart failure, European journal of heart failure. 22(8), tr. 1342-1356. https://doi.org/10.1002/ejhf.1858
Tổng cục thống kê (2015), Niên giám thống kê 2014, Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội.
Nguyễn Lân Việt và các cộng sự. (2010), Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện tim mạch Việt Nam trong thời gian 2003-2007, Tim mạch học Việt Nam. 52, tr. 11-18.
Angela M Gallagher, Rebecca Lucas, Martin R Cowie (2019), Assessing health‐related quality of life in heart failure patients attending an outpatient clinic: a pragmatic approach, ESC heart failure. 6(1), tr. 3-9. doi: 10.1002/ehf2.12363
Gebrekidan Ewnetu Tarekegn et al. (2021), Health-Related Quality of Life Among Heart Failure Patients Attending an Outpatient Clinic in the University of Gondar Comprehensive Specialized Hospital Northwest, Ethiopia, 2020: Using Structural Equation Modeling Approach, Patient Related Outcome Measures. 12, tr. 279. doi: 10.2147/PROM.S322421
Lương Thị Thu Giang và các cộng sự. (2021), Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh suy tim tại Bệnh viện đa khoa Kiến An, Hải Phòng, năm 2020, Y học dự phòng. 31(5), tr. 78-84.
Iain Squire et al. (2017), Impact of HF on HRQoL in patients and their caregivers in England: results from the ASSESS study, Br J Cardiol. 24(1), tr. 30-34. doi:10.5837/bjc.2017.007
Thomas Nesbitt et al. (2014), Correlates of quality of life in rural patients with heart failure, Circulation: Heart Failure. 7(6), tr. 882-887. doi: 10.1161/CIRCHEARTFAILURE.113.000577
Hồ Huỳnh Quang Trí (2013), Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim, Chuyên đề Tim mạch học, truy cập ngày 03/12/2021, tại trang web http://timmachhoc.vn/danh-gia-chat-luong-song-cua-benh-nhan-suy-tim/.
Olatz Garin et al. (2013), Evidence on the global measurement model of the Minnesota Living with Heart Failure Questionnaire, Quality of Life Research. 22(10), tr. 2675-2684. doi: 10.1007/s11136-013-0383-z.
Ana Filipa Fonseca et al. (2021), Burden and Quality of Life Among Female and Male Patients with Heart Failure in Europe: A Real-World Cross-Sectional Study, Patient preference and adherence. 15, tr. 1693. doi: 10.2147/PPA.S312200.
Predrag Erceg et al. (2013), Health-related quality of life in elderly patients hospitalized with chronic heart failure, Clinical interventions in aging. 8, tr. 1539. doi: 10.2147/CIA.S53305
Nguyễn Thị Nguyên, Nguyễn Hoàng Định và Esterl Elizabeth (2019), Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim điều trị nội trú, Y học TP Hồ Chí Minh. 5(23), tr. 180-187.
Nguyễn Thị Ngọc Nhung (2017), Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2017, Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Georgia Audi et al. (2017), Factors affecting health related quality of life in hospitalized patients with heart failure, Cardiology research and practice. 2017. doi: 10.1155/2017/4690458
AbuRuz M.E et al. (2016), Quality of life for Saudi patients with heart failure: a cross-sectional correlational study, Global journal of health science. 8(3), tr. 49. doi: 10.5539/gjhs.v8n3p49
Emily Seto et al. (2011), Self-care and Quality of Life of Heart Failure Patients at a Multidisciplinary Heart Function Clinic, Journal of Cardiovascular Nursing. 26(5), tr. 377-385. doi: 10.1097/JCN.0b013e31820612b8.

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép . p>
Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng