Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát sự hài lòng của sinh viên Điều dưỡng Gây mê hồi sức đối với hoạt động giảng dạy lâm sàng của giảng viên hướng dẫn lâm sàng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên 220 sinh viên Điều dưỡng Gây mê hồi sức đang học năm thứ 3 và năm thứ 4 tại Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ Nursing Clinical Facilitators Questionnaire (NCFQ) để đánh giá sự hài lòng của sinh viên Điều dưỡng Gây mê hồi sức với giảng viên hướng dẫn lâm sàng.
Kết quả: Mức độ hài lòng của sinh về hoạt động giảng dạy đạt điểm trung bình là 94,6 ± 14,7 điểm trên 125 điểm. Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự hài lòng của sinh viên với số lần giảng dạy lâm sàng của giảng viên và lịch học.
Kết luận: Sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng Gây mê hồi sức đối với hoạt động giảng dạy lâm sàng của giảng viên hướng dẫn lâm sàng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh là tương đối cao.
Từ khóa
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Danh Hữu. Những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp đối với giảng viên lâm sàng ở các trường đại học y hiện nay. Tạp chí Giáo Dục. 2020;(2):41-45.
Ngô Thị Dung, Nguyễn Thị Thanh Trúc, Bùi Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Thùy Trang, Nguyễn Bách Xuyên. Khảo sát môi trường thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021;(39):98-105.
Lý Công Hiếu, Hà Thị Như Xuân. Mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng về hoạt động giảng dạy lâm sàng của giảng viên tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;531(1). DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v531i1.6968.
Võ Thị Ngọc Hà, Lê Thị Trang, Đặng Thị Châu, Lê Thị Thanh Tuyền. Mối liên quan giữa hoạt động giảng dạy và sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng với giảng viên hướng dẫn lâm sàng. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 4 Số 2 (2021).
Anna Löfmark, Kari Thorkildsen, Maj-Britt Råholm, Gerd Karin Natvig. Nursing students’ satisfaction with supervision from preceptors and teachers during clinical practice. Nurse Education in Practice.2012 May;12(3):164-9. doi: 10.1016/j.nepr.2011.12.005.
Đỗ Thị Ý Như. Ảnh hưởng của môi trường thực hành trên chât lượng đào tạo điều dưỡng trường trung cấp Phương Nam [Luận văn Thạc sĩ. Đại] học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2013.
Manninen K, Henriksson E W, Scheja M, and Silén C. Supervisors’ pedagogical role at a clinical education ward–an ethnographic study. BMC nursing. 2015;14(1). doi: 10.1186/s12912-015-0106-6.
Inger Jansson, Kerstin W Ene. Nursing students’ evaluation of quality indicators during learning in clinical practice. Nurse Educ Pract. 2016;20:17-22. doi: 10.1016/j.nepr.2016.06.002.
Tạ Thị Kim Tiến, Nguyễn Thị Nguyệt. Nhận thức về môi trường học tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng năm thứ 2 trường cao đẳng y tế Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;530(2). DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v530i2.6842.
Lê Quốc Dũng. Mức độ hài lòng của sinh viên điều dưỡng về môi trường thực hành lâm sàng trường cao đẳng y tế Đồng Tháp [Luận văn Thạc sĩ]. Trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh; 2016.
Ellis R, Hogard E. Two deficits and a solution? Explicating and evaluating clinical facilitation using consultative methods and multiple stakeholder perspectives. Learning in Health and Social Care. 2003;2(1):18-27. https://doi.org/10.1046/j.1473-6861.2003.00035.x.
công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép . p>
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng