Kiến thức khử nhiễm dụng cụ kim loại của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2024

TAY - TÂM - TRÍ - TỰ HÀO
PDF Download: 236 View: 724

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Hà, T. H. B., Trương, T. A., & Nguyễn, N. T. (2024). Kiến thức khử nhiễm dụng cụ kim loại của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2024. Tạp Chí Khoa học Điều dưỡng, 7(06), 14–23. https://doi.org/10.54436/jns.2024.06.884

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức khử nhiễm dụng cụ kim loại của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2024.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 150 điều dưỡng làm việc tại các khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 2 năm 2024 đến tháng 5 năm 2024. Bộ câu hỏi được xây dựng trước dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Diễm và Hướng dẫn của Bộ Y tế về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và được kiểm tra độ tin cậy với giá trị Cronbach’s alpha là 0,886.

Kết quả: Tỷ lệ kiến thức về khử nhiễm dụng cụ kim loại còn chưa cao với 55,3% có kiến thức không đạt. Những điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, đã từng được đào tạo, tập huấn về khử nhiễm dụng cụ kim loại tại bệnh viện có kiến thức tốt hơn những điều dưỡng có trình độ chuyên môn thấp, chưa được đào tạo, tập huấn về khử nhiễm dụng cụ kim loại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Kết luận: Thực trạng kiến thứckhử nhiễm dụng cụ kim loại của điều dưỡng còn nhiều hạn chế. Phần lớn các đặc điểm của điều dưỡng đều có mối liên quan với kiến thức khử nhiễm dụng cụ kim loại của điều dưỡng.

https://doi.org/10.54436/jns.2024.06.884

Từ khóa

Kiến thức, khử nhiễm, dụng cụ kim loại, điều dưỡng Knowledge, decontamination, metal tools, nursing
PDF Download: 236 View: 724

Tài liệu tham khảo

Lương Ngọc Khuê, Phạm Đức Mục và cộng sự. Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2012.

Phạm Thị Xuyến và cộng sự. Mô tả một số yếu tố quản lý ảnh hưởng đến hoạt động khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội và Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an năm 2019. Tạp chí Y dược cổ truyền Việt Nam, tập 46 số 5 (2022).

Nguyễn Mạnh Dũng và cộng sự. Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 2019.

Nguyễn Thị Thanh Thương và cộng sự. Kiến thức, thái độ và thực hành về xử lý ban đầu dụng cụ tái sử dụng của sinh viên điều dưỡng tại các trường đại học. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 526, tháng 5 - số chuyên đề - 2023.

Nguyễn Ngọc Diễm và cộng sự (2022). Kiến thức và thái độ về công tác xử lý ban đầu dụng cụ tái sử dụng của điều dưỡng bệnh viện Quốc tế Becamex. Tạp chí Khoa học và Công nghệ- ĐHTN. 2022; 227(4):118 – 125.

Nguyễn Lan Phượng và cộng sự. Kiến thức, thái độ, thực hành về xử lý y dụng cụ sau sử dụng của điều dưỡng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2006. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh 2007, 11(1):64-69.

Trần Thị Lý và cộng sự. Thực trạng kiến thức, thực hành về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế của nhân viên y tế Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2021. Tạp chí Y học cộng đồng, 63(5) năm 2022. DOI: https://doi.org/10.52163/yhc.v63i5.444

Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép .

Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng