https://jns.vn/index.php/journal/issue/feedTạp chí Khoa học Điều dưỡng2025-04-11T00:00:00+00:00Tạp chí Khoa học Điều dưỡngjns@ndun.edu.vnOpen Journal Systems<p><strong> Giấy phép xuất bản: 439/GP-BTTTT ngày 13/7/2021</strong><strong><br /> DOI: 10.54436/jns - ISSN: 2615-9589 - e_ISSN: 2734-9632</strong></p> <p><strong><br /></strong>Thông tin về các hoạt động đào tạo, khoa học & công nghệ thuộc lĩnh vực điều dưỡng; giới thiệu, đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học; trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về điều dưỡng.</p>https://jns.vn/index.php/journal/article/view/908Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng ngoại khoa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội2025-01-06T08:14:54+00:00Thị Trang Lâmlamkieutrang9310@gmail.comQuốc Hòa Trầnno@email.comThị Sơn Nguyễnno@email.com<p><strong>Mục tiêu</strong>: Mô tả thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng ngoại khoa và xác định một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu thực hiện trên 104 điều dưỡng ngoại khoa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Nhóm đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 31,89 ± 5,02. Điểm căng thẳng nghề nghiệp trung bình là 129,08 ± 35,24 (chiếm 59.8 % so với điểm tối đa của thang đo). Kiểm định T-test, ANOVA: Điểm căng thẳng nghề nghiệp trung bình của điều dưỡng ngoại khoa độc thân, trình độ học vấn cao đẳng, số năm kinh nghiệm < 5 năm cao hơn. Khảo sát mối tương quan tuyến tính giữa hai biến định lượng cho thấy: Tuổi và thu nhập một tháng có mối tương quan tuyến tính nghịch biến chặt chẽ.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 104 đối tượng điều dưỡng ngoại khoa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, điểm căng thẳng nghề nghiệp trung bình là 129,08 35,24) tương ứng với 59,76% so với điểm tối đa thang điểm ENSS (216). Điều dưỡng ngoại khoa trẻ tuổi, đang độc thân, có trình độ học vấn Cao đẳng, số năm kinh nghiệm < 5 năm và thu nhập thấp hơn thì có căng thẳng nghề nghiệp cao hơn.</p>2025-03-01T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡnghttps://jns.vn/index.php/journal/article/view/931Khả năng tự quản lý bệnh tăng huyết áp của người bệnh tại xã Cự Nẫm tỉnh Quảng Bình và một số yếu tố liên quan2025-02-21T02:33:46+00:00Thị Lê Nguyễnnguyenthile1993@gmail.comThị Thu Hương Trầnhuongtran159.qb@gmail.comThị Bích Thuận Phanphantbichthuan93@gmail.comThị Lam Phương Nguyễnno@email.comThanh Hà Lêno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá khả năng tự quản lý bệnh tăng huyết áp của người bệnh tại xã Cự Nẫm, tỉnh Quảng Bình và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến khả năng tự quản lý bệnh tăng huyết áp.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 267 người bệnh tăng huyết áp ≥ 18 tuổi đang được quản lý và theo dõi huyết áp tại trạmy tế xã Cự Nẫm, Tỉnh Quảng Bình từ tháng 01/2024 đến tháng 05/2024. Thang đo do Nilmanat và Akhter đánh giá hành vi tự quản lý tăng huyết áp được sử dụng trong nghiên cứu.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Kết quả nghiên cứu cho thấy 73,4%, người bệnh có khả năng tự quản lý ở mức độ trung bình. Khả năng tự quản lý về tuân thủ điều trị bằng thuốc có điểm trung bình cao nhất với 3,17 ± 0,73. Khả năng tự điều chỉnh hành vi có điểm trung bình thấp nhất với 2,31 ± 0,55. Các yếu tố liên quan đến khả năng tự quản lý huyết áp của người bệnh là trình độ học vấn, mức độ tăng huyết áp, thời gian điều trị, tình trạng hút thuốc và sử dụng chất cồn.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Phần lớn người bệnh có khả năng tự quản lý bệnh tăng huyết áp ở mức độ trung bình. Trạm Y tế Cự Nẫm nên sàng lọc các đối tượng theo thời gian điều trị, trình độ học vấn, mức độ tăng huyết áp, tình trạng sử dụng chất có cồn để tập trung vào các đối tượng có nguy cơ. Tổ chức các buổi chia sẻ hàng tháng và hướng dẫn người bệnh về khả năng tự quản lý huyết áp. Nhân viên y tế của Trạm cần được tập huấn định kì về chương trình tự quản lý bệnh tăng huyết áp để giáo dục sức khỏe cho người bệnh.</p>2025-03-03T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡnghttps://jns.vn/index.php/journal/article/view/952Thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau can thiệp giáo dục tại Bệnh viện Nhi Trung ương2025-01-02T09:39:13+00:00Thị Huyền Phanhatrongdao62@gmail.comTuấn Anh Trươngno@email.comThị Xuân Lưuno@email.comThị Sen Đỗno@email.comThị Hải Lý Trầnno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá sự thay đổi kiến thức chăm sóc trẻ viêm phổi của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau can thiệp giáo dục tại Bệnh viện Nhi Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe có so sánh trước - sau trên một nhóm đối tượng là 150 bà mẹ có con dưới 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi điều trị nội trú tại Trung tâm hô hấp - Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 04 đến tháng 06 năm 2024.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về viêm phổi là 56,7% với điểm trung bình kiến thức là 11,80 ± 3,92 trên tổng số 24 điểm. Sau can thiệp giáo dục, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về viêm phổi là 97,3%, với điểm trung bình kiến thức là 20,97 ± 3,05 trên tổng số 24 điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kiến thức về bệnh, chăm sóc và dự phòng viêm phổi của các bà mẹ còn hạn chế trước can thiệp can thiệp giáo dục. Sau can thiệp giáo dục kiến thức của bà mẹ được cải thiện đáng kể, điều này cho thấy hiệu quả của can thiệp giáo dục trong việc nâng cao kiến thức cho các bà mẹ về bệnh, chăm sóc và dự phòng viêm phổi.</p>2025-03-04T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡnghttps://jns.vn/index.php/journal/article/view/891Đánh giá kết quả thực hiện một số nhiệm vụ chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk năm 20242025-03-06T00:32:12+00:00Thị Lan Anh Vũvtlanh@ttn.edu.vnNgọc Quang Lãno@email.comThị Thu Hường Vũno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả thực hiện một số nhiệm vụ chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu áp dụng thiết kế mô tả cắt ngang, Thông tin được thu thập qua quan sát 30 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh, sử dụng bảng kiểm quan sát trực tiếp điều dưỡng và quan sát gián tiếp qua hồ sơ bệnh án tại 07 khoa lâm sàng của Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên từ tháng 3/2024 đến tháng 9/2024.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Quan sát trực tiếp điều dưỡng thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh mạch có 83,3% đạt yêu cầu; Điều dưỡng khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh đạt 86,7%; ghi chép hồ sơ đạt 100%; theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh đạt 70%; nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và chăm sóc dinh dưỡng đạt 73,3%; chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh đạt 57,9%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk năm 2024 ở mức độ đạt chiếm tỷ lệ khá cao.</p>2025-03-07T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡnghttps://jns.vn/index.php/journal/article/view/867Kiến thức và thực hành phòng sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Đại học Điều dưỡng chính quy Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 20232024-10-21T09:37:54+00:00Tiến Đạt Đặngdangtiendat@ndun.edu.vnThanh Tùng Lêno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả kiến thức và thực hành phòng sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Đại học Điều dưỡng chính quy Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2023.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 440 sinh viên Đại học chính quy của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã thi hết học phần vi sinh ký sinh trùng. Sinh viên được đánh giá kiến thức và thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue thông qua bộ câu hỏi tự điền đã được thiết kế sẵn, có tham khảo một số tài liệu và ý kiến của chuyên gia.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Đa số sinh viên có kiến thức đạt về phòng chống sốt xuất huyết Dengue (90,5%). Kiến thức có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là phương thức lây truyền với 98,0%. Kiến thức có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất là thời gian muỗi đốt người 17,6%. Tỷ lệ sinh viên thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue đạt là 75,0%. Phương pháp có tỷ lệ đạt cao nhất là kiểm soát véc tơ (84,5%) và thấp nhất là kiểm soát muỗi bằng cách mặc quần áo dài với 45,7%.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Nhìn chung, sinh viên có kiến thức và thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng và thực hành đạt có sự chênh lệch, cho thấy sinh viên cần được tiếp cận với thực hành thông qua quá trình thực tập sớm nhất sau quá trình học lý thuyết nhằm giúp sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã học.</p>2025-03-10T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡnghttps://jns.vn/index.php/journal/article/view/915Trải nghiệm của bà mẹ trong thực hành chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại nhà2025-01-10T09:12:39+00:00Thị Hòa Đỗdohoa@ndun.edu.vnThị Thu Triều Nguyễnno@email.comNgọc Tùng Nguyễnno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Tìm hiểu trải nghiệm của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong thực hành chăm sóc trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại nhà.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc trên 34 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 2 xã, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2020 đến tháng 5/2021. Nghiên cứu áp dụng mô hình nâng cao sức khỏe là học thuyết dẫn đường.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Các thực hành chăm sóc trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại nhà của bà mẹ còn nhiều khía cạnh cần khám phá. Các trải nghiệm trong thực hành chăm sóc trẻ tại nhà bao gồm 6 chủ đề: nhận biết tình trạng bệnh hô hấp của trẻ, dấu hiệu cho trẻ nhập viện, các thực hành chăm sóc giảm triệu chứng bệnh, các thực hành theo dõi tình trạng bệnh, sự tự tin trong thực hành chăm sóc giảm tình trạng bệnh của trẻ và các hỗ trợ mong muốn nhận được trong chăm sóc trẻ tại nhà.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu khám phá nhiều trải nghiệm trong việc chăm sóc trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại nhà của các bà mẹ. Đây cũng là thách thức, rào cản trong chăm sóc trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Kết quả cho thấy các cơ sở y tế cần đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ các bà mẹ trong việc chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại nhà.</p>2025-03-12T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡnghttps://jns.vn/index.php/journal/article/view/956Kết quả học tập và phản hồi về một số yếu tố liên quan đến học tập của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy năm thứ tư tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2023 – 20242025-02-07T07:25:13+00:00Việt Tiến Trầntranviettien@ndun.edu.vn<p><strong>Mục tiêu</strong>: Mô tả kết quả học tập học kì 1 và phản hồi về một số yếu tố liên quan của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy năm thứ tư tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 2023 – 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với 575 sinh viên năm thứ tư, khóa 16 hệ chính quy tham gia kỳ thi cuối kỳ học phần học kỳ 1 năm học 2023–2024. Thang đo Likert 5 mức độ được thiết kế với một số yếu tố liên quan đến đào tạo và kết quả học tập của sinh viên.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Các yếu tố từ phía sinh viên, trong đó có yếu tố động cơ học tập, yếu tố về phương pháp học tập, yếu tố động lực sinh viên đa số sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý trên 90%. Đa số sinh viên đã trả lời ở mức đồng ý và hoàn toàn đồng ý (> 90%): Giảng viên thường xuyên đánh giá trong quá trình giảng dạy, thường xuyên thực hiện phản hồi kết quả đánh giá trong quá trình học tập, thường xuyên uốn nắn sau mỗi kết quả đánh giá của sinh viên, đánh giá cuối kì nghiêm túc, công bằng, khách quan; Cơ sở vật chất của Nhà trường được trang bị đầy đủ để phục vụ công tác học tập.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng về vai trò của động cơ học tập, sự hỗ trợ của giảng viên và cơ sở vật chất đối với kết quả học tập của sinh viên điều dưỡng. </p>2025-03-14T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡnghttps://jns.vn/index.php/journal/article/view/897Thực trạng tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại Bệnh viện Hùng Vương năm 20242024-10-28T01:51:26+00:00Thị Hồng Nhung Trịnhtrinhnhung.bvhv@gmail.comVăn Giang Nguyễnno@email.comThị Hải Lý Trầnno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Thiết kế mô tả cắt ngang được thực hiện trên 150 người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương từ tháng 5/2024 đến tháng 10/ 2024. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ đánh giá về hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh có chỉ số Cronbach’ Alpha là 0,88.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ được tư vấn giáo dục sức khỏe là 76,0%, trong đó hướng dẫn về các dịch vụ tiện ích của bệnh viện (62,7%), chế độ ăn uống và dinh dưỡng (78,7%), kiểm soát nhiễm khuẩn, lây bệnh, lây chéo (74,7%). 100% người bệnh hài lòng về nội dung tư vấn giáo dục sức khỏe.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ người bệnh hài lòng về nội dung tư vấn giáo dục sức khỏe khá tốt. Điều dưỡng cần phải không ngừng cập nhật thêm kiến thức chuyên môn để nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh một cách tốt nhất.</p>2025-03-18T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡnghttps://jns.vn/index.php/journal/article/view/971Đánh giá sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa 2025-03-20T03:37:46+00:00Đình Tâm Đỗdotamck1bvqs@gmail.com<p><strong>Mục tiêu</strong>: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa năm 2022.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 300 người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Sơn từ ngày 01/01/2022 đến 30/09/2022. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi có cấu trúc, đánh giá các khía cạnh như cơ sở vật chất, thái độ nhân viên y tế, khả năng tiếp cận dịch vụ, thời gian chờ đợi, minh bạch thông tin, chất lượng khám chữa bệnh và giá cả dịch vụ.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Tỷ lệ hài lòng chung của người bệnh đạt 89%. Các yếu tố được đánh giá hài lòng nhất gồm: thái độ của bác sĩ và điều dưỡng (96,0%), cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng (95,3%), trang thiết bị y tế (93,0%), mức độ tin tưởng vào dịch vụ (91,7%) và giá cả dịch vụ (91,0%). Một số khía cạnh cần cải thiện: hệ thống chỉ dẫn và biển báo (9% đánh giá ở mức trung bình), quy trình nhập viện (6,7% đánh giá mức trung bình), công khai thông tin chi phí điều trị và sử dụng thuốc (10,3% đánh giá mức trung bình).</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Chất lượng dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Sơn được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, bệnh viện cần cải thiện hệ thống chỉ dẫn, nâng cao minh bạch thông tin và tối ưu hóa quy trình nhập viện nhằm tăng cường hơn nữa sự hài lòng của người bệnh.</p>2025-03-20T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡnghttps://jns.vn/index.php/journal/article/view/913Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà2025-02-24T13:10:49+00:00Trương Văn Võ Lâm Tuấn Nguyễntuanntvvl@danang.gov.vnThị Thùy Trang Trịnhhungthao1214@gmail.comMinh Tâm Phanphanminhtambvst@gmail.comThị Thùy Dung Đỗno@email.comAnh Đào Maino@email.comThị Ngân Hoàngnganth1404@gmail.com<p><strong> Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh ngoại trú.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 238 người bệnh, tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế Sơn Trà thành phố Đà Nẵng từ 12/2022 - 09/2023. Phỏng vấn trực tiếp người bệnh theo bộ câu hỏi soạn sẵn, có 51 câu hỏi và chia thành 04 phần: (1) Thông tin cơ bản; (2) Tuân thủ điều trị tăng huyết áp; (3) Kiến thức liên quan đến tuân thủ điều trị và (4) Hỗ trợ xã hội liên quan đến tuân thủ điều trị.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Người bệnh tham gia nghiên cứu “tuân thủ điều trị” chiếm tỷ lệ: 42%. Kết quả nghiên cứu tìm thấy được mối liên quan giữa việc tuân thủ điều trị với “kiến thức” và một số đặc điểm nhân khẩu của đối tượng tham gia nghiên cứu: trình độ, tuổi và thời gian mắc bệnh (p < 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Việc “tuân thủ điều trị” của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú chiếm tỷ lệ thấp. Các nhà lâm sàng cần quan tâm hơn đến thực trạng này cũng như các yếu tố liên quan. Từ đó, có các chiến lược can thiệp nhằm nâng cao mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh trong thời gian tới.</p>2025-03-26T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡnghttps://jns.vn/index.php/journal/article/view/968Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An năm 20232025-03-06T01:05:52+00:00Thị Thu Thủy Vũthuydhyvinh@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ trong năm 2023.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang trên 107 người bệnh điều trị nội trú sử dụng bộ câu hỏi khảo sát hài lòng người bệnh nội trú theo quyết định 3869/2019/QĐ-BYT của Bộ Y tế tại trung tâm y tế huyện Tân Kỳ, từ tháng 01 đến tháng 09 năm 2023.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Tỷ lệ hài lòng chung đạt 92,1%. Hài lòng cao nhất ghi nhận ở kết quả cung cấp dịch vụ, đạt 99,6%, trong khi tỷ lệ không hài lòng cao nhất thuộc về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ, chỉ đạt 81,7%.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Mức độ hài lòng của người bệnh điều trị nội trú nhìn chung ở mức tương đối cao.</p>2025-03-28T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡnghttps://jns.vn/index.php/journal/article/view/975Thực trạng mức độ lo âu nha khoa của người bệnh trước can thiệp nhổ răng khôn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 20242025-03-12T07:18:49+00:00Thị Bích Ngân Bùibichngan091199@gmail.comThị Hương Maino@email.comThị Thu Phạmno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả mức độ lo âu nha khoa của người bệnh trước can thiệp nhổ răng khôn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 525 người bệnh tới nhổ răng khôn tại Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 4 năm 2024 đến tháng 7 năm 2024. Bộ công cụ: nghiên cứu sử dụng thang điểm lo âu nha khoa MDAS-DEP để đánh giá mức độ lo âu nha khoa trước can thiệp nhổ răng khôn.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu này lần lượt là 38,9% và 61,9%. Tuổi trung bình của người bệnh 31,4 ± 11,817. Tỷ lệ người bệnh có dấu hiệu lo âu chiếm 31,6%, với điểm trung bình trên thang đo MDAS-DEP là 12,59 ± 3,5. Mức độ lo âu tăng dần từ khi nhận thông báo nhổ răng (điểm trung bình = 2,39) đến khi chuẩn bị tiêm thuốc gây tê (điểm trung bình = 2,64). Tình huống gây lo âu cao nhất là khi sắp tiêm thuốc gây tê (17,5% lo âu và 6,9% rất lo âu), tiếp theo là khi ngồi chờ đến lượt nhổ răng (14,3% lo âu và 4,2% rất lo âu).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ lo âu nha khoa trong nghiên cứu khá cao: 31,6% (điểm trung bình trên thang đo MDAS-DEP là 12,59 ± 3,5). Các yếu tố người bệnh là nữ, có kinh tế phụ thuộc, có vấn đề mới đi khám răng, Anh đèn của ghế răng, Âm thanh dụng cụ có liên quan đến mức độ lo âu của ngườu bệnh.</p>2025-04-04T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡnghttps://jns.vn/index.php/journal/article/view/976Kiến thức về phòng tái phát bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của người bệnh tại Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai2025-03-23T08:59:55+00:00Thị Thanh Phượng Phạmphamthithanhphuong@hmu.edu.vnVân Khánh Nguyễnno@email.comThị Minh Giang Hoàngno@email.comVăn Hiếu Nguyễnno@email.comBình Nguyên Phạmno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả kiến thức về phòng bệnh tái phát của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai và tìm hiểu một số yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 68 người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng điều trị nội trú tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2024 đến tháng 4/2024. Bộ công cụ đánh giá kiến thức của người bệnh với chỉ số Cronbach alpha là 0,72.</p> <p><strong> Kết quả:</strong> Tỷ lệ người bệnh có kiến thức chưa tốt chiếm 82,4%, người bệnh có kiến thức tốt là 17,6%. Nghiên cứu xác định tỉ lệ người bệnh có kiến thức tốt cao hơn ở nhóm có thời gian mắc bệnh, nguồn cung cấp thông tin từ internet/mạng xã hội (p < 0,05).</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Kiến thức về phòng tái phát của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai còn hạn chế. Cần tăng cường giáo dục sức khỏe cho người bệnh mới chẩn đoán, hướng dẫn người bệnh cách nhận biết và truy cập các nguồn thông tin y tế uy tín, giúp họ tiếp cận kiến thức chính xác về phòng ngừa và điều trị bệnh.</p>2025-04-09T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡnghttps://jns.vn/index.php/journal/article/view/955Kiến thức về vàng da sơ sinh của bà mẹ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên năm 20222025-02-13T11:01:42+00:00Thị Hằng Phạmhangddnd@gmail.comThị Én Vũno@email.comThị Hồng Vinh Đỗno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá thực trạng kiến thức về vàng da sơ sinh của bà mẹ tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Phúc Yên năm 2022.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 290 bà mẹ có con trong độ tuổi sơ sinh (dưới 28 ngày tuổi) đang nằm theo dõi, điều trị tại hai khoa Sản Phụ và Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên. Bộ câu hỏi dựa trên hướng dẫn điều trị và quản lý bệnh vàng da sơ sinh của Bộ y tế với chỉ số Cronbach’s Alpha 0,783.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về vàng da sơ sinh là 41,4%; 20,3% bà mẹ có kiến thức đúng về nhận biết vàng da bằng cách ấn rồi nhìn da trẻ. Tỉ lệ các bà mẹ cho con tắm nắng hoặc đi khám ngay sau khi phát hiện trẻ bị vàng da chiếm tỉ lệ lần lượt là 37,6% và 39,3%, số bà mẹ đi khám sau vài ngày 18,6%.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Kiến thức đúng về bệnh lý vàng da sơ sinh của bà mẹ còn hạn chế. Cần tăng cường nội dung về cách phát hiện và xử trí trẻ sơ sinh bị vàng da cho các thai phụ, sản phụ trong chương trình tư vấn tiền sản tại các cơ sở y tế.</p>2025-04-11T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng