Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://jns.vn/index.php/journal <p><strong> Giấy phép xuất bản: 439/GP-BTTTT ngày 13/7/2021</strong><strong><br /> DOI: 10.54436/jns - ISSN: 2615-9589 - e_ISSN: 2734-9632</strong></p> <p><strong><br /></strong>Thông tin về các hoạt động đào tạo, khoa học &amp; công nghệ thuộc lĩnh vực điều dưỡng; giới thiệu, đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học; trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về điều dưỡng.</p> Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định vi-VN Tạp chí Khoa học Điều dưỡng 2615-9589 Một số yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở người bệnh động kinh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội https://jns.vn/index.php/journal/article/view/888 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ xuất hiện lo âu theo thang điểm GAD-7 ở người bệnh động kinh.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với 120 người bệnh động kinh tới khám tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024. Thang điểm GAD-7 đã được áp dụng rộng rãi để đánh giá người bệnh.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trong 120 người bệnh có tỷ lệ người bệnh nam/nữ là 1,34, tuổi trung bình là 31 tuổi, trong đó lứa tuổi từ 18 đến 30 tuổi cao nhất chiếm tới 45%, tỷ lệ xuất hiện các lo âu là 74,2% trong đó mức độ nhẹ cao nhất với 40% và mức độ vừa phải với 30%. Mức thu nhập dưới 10 triệu đồng/tháng làm tăng tỷ lệ xuất hiện lo âu với OR: 0,428 với khoảng 95%CI không chứa 1 và có p = 0,045, chi phí điều trị trên 1 triệu đồng/tháng có OR: 6,575 với khoảng 95%CI không chứa 1 và p = 0,033. Các yếu tố về tần suất cơn trên 2 cơn/tuần có OR: 4,203 với khoảng 95%CI không chứa 1 và p = 0,036, trên 2 cơn/3 tháng có OR: 5,35 với khoảng 95%CI không chứa 1 và p = 0,021, và trên 3 cơn/1 năm có OR: 14,183 với khoảng 95%CI không chứa 1 và có p = 0,000.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tình trạng lo âu sau động kinh là tương đối cao, tần suất cơn, chi phí điều trị và mức thu nhập là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ xuất hiện lo âu cũng như độ nặng của lo âu theo thang thang điểm GAD-7. </p> Thị Hà My Trần Văn Hướng Nguyễn Thị Thu Hà Lê Thành Luân Phạm Thanh Hà Lê Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2024-10-28 2024-10-28 7 06 6 13 10.54436/jns.2024.06.888 Kiến thức khử nhiễm dụng cụ kim loại của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2024 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/884 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức khử nhiễm dụng cụ kim loại của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 150 điều dưỡng làm việc tại các khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 2 năm 2024 đến tháng 5 năm 2024. Bộ câu hỏi được xây dựng trước dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Diễm và Hướng dẫn của Bộ Y tế về khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và được kiểm tra độ tin cậy với giá trị Cronbach’s alpha là 0,886.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ kiến thức về khử nhiễm dụng cụ kim loại còn chưa cao với 55,3% có kiến thức không đạt. Những điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, đã từng được đào tạo, tập huấn về khử nhiễm dụng cụ kim loại tại bệnh viện có kiến thức tốt hơn những điều dưỡng có trình độ chuyên môn thấp, chưa được đào tạo, tập huấn về khử nhiễm dụng cụ kim loại. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,05.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Thực trạng kiến thứckhử nhiễm dụng cụ kim loại của điều dưỡng còn nhiều hạn chế. Phần lớn các đặc điểm của điều dưỡng đều có mối liên quan với kiến thức khử nhiễm dụng cụ kim loại của điều dưỡng.</p> Thị Hương Bưởi Hà Tuấn Anh Trương Ngọc Thành Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2024-10-30 2024-10-30 7 06 14 23 10.54436/jns.2024.06.884 Khảo sát tỷ lệ nguy cơ té ngã ở người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/830 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát tỷ lệ nguy cơ té ngã ở người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 bằng bộ câu hỏi sáng lọc nguy cơ ngã.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 105 người đái tháo đường típ 2 từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 05 năm 2023 đánh giá bằng bộ công cụ đánh giá nguy cơ té ngã Johns Hopkins Fall Risk Assessment Tool (JHFRAT).</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình là 61,8 ± 14,0 tuổi. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam giới chiếm 64,8%. Tỷ lệ đối tượng có nguy cơ té ngã theo JHFRAT chiếm 73,4%, không có nguy cơ chiếm 26,6%. Người bệnh ≥ 60 tuổi có nguy cơ ngã cao hơn 1,5 lần so với người &lt; 60 tuổi (p &lt; 0,05), sử dụng ≥ 3 thuốc có nguy cơ cao hơn 1,83 lần so với nhóm sử dụng &lt; 3 thuốc (p &lt; 0,05). Người bệnh có biến chứng thần kinh ngoại vi có nguy cơ ngã cao hơn 2,3 lần so với người không có biến chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Qua nghiên cứu thấy, người bệnh đái tháo đường có nguy cơ té ngã cao chiếm chiếm 73,4%. Có mối liên quan giữa tuổi, số thuốc đang dùng và biến chứng thần kinh ngoại vi với nguy cơ té ngã. Do đó, tất cả người bệnh đái tháo đường nhập viện điều trị nội trú cần phải được sàng lọc nguy cơ té ngã, để dự phòng hạn chế té ngã trong quá trình nằm viện. </p> Thanh Hà Lê Thị Phượng Ngô Thanh Huyền Phạm Thị Nhung Mai Thị Thu Hương Trần Thị Lê Nguyễn Thị Én Vũ Thị Hà My Trần Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2024-11-01 2024-11-01 7 06 24 30 10.54436/jns.2024.06.830 Thực trạng kiến thức và thái độ về dự phòng ung thư cổ tử cung của nữ sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội https://jns.vn/index.php/journal/article/view/885 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ dự phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 385 sinh viên nữ từ năm nhất tới năm thứ 3 của Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Điểm trung bình kiến thức về dự phòng ung thư cổ tử cung của đối tượng nghiên cứu đạt 14,7 ± 2,54 (tổng điểm kiến thức tối đa là 22 điểm) đạt 53,5%. Điểm trung bình thái độ về dự phòng ung thư cổ tử cung của đối tượng nghiên cứu đạt 15,1 ± 4,8 (tổng điểm thái độ tối đa là 26 điểm) đạt 70,4%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Sinh viên có kiến thức khá tốt về việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung, tuy nhiên kiến thức về sàng lọc và các yếu tố nguy cơ gây bệnh còn hạn chế. Mặc dù thái độ tích cực, nhưng nhiều sinh viên vẫn còn chủ quan và chưa thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh.</p> Thúy Hường Phạm Thanh Tùng Lê Hà Trang Bùi Ngọc Thành Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2024-11-05 2024-11-05 7 06 31 41 10.54436/jns.2024.06.885 Thực trạng gánh nặng của người nhà trực tiếp chăm sóc bệnh nhân sau mổ dạ dày và đại trực tràng https://jns.vn/index.php/journal/article/view/843 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Mô tả gánh nặng của người nhà trực tiếp chăm sóc bệnh nhân sau mổ dạ dày và đại trực tràng và xác định một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi về gánh nặng chăm sóc của Zarit trên 150 người nhà trực tiếp chăm sóc bệnh nhân sau mổ dạ dày và đại trực tràng, qua đó đánh giá một số yếu tố liên quan tới gánh nặng chăm sóc.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Điểm gánh nặng Zarit trên người chăm sóc là 32,47 ± 13,62. Đa phần người chăm sóc cảm thấy có gánh nặng trung bình chiếm 58,00%. Các yếu tố ảnh hưởng đến gánh nặng của người chăm sóc bao gồm: tuổi, giới, mức thu nhập, mối quan hệ của người chăm sóc và tuổi của bệnh nhân.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Gánh nặng của người nhà trực tiếp chăm sóc bệnh nhân sau mổ dạ dày và đại trực tràng ở mức trung bình. Điều này gợi ý rằng điều dưỡng cần quan tâm hơn đến thực trạng này đặc biệt là người nhà lớn tuổi và có thu nhập thấp. Từ đó có các chiến lược can thiệp phù hợp trong tương lai.</p> Thị Thúy Nga Phùng Thị Thúy Nga Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2024-11-08 2024-11-08 7 06 42 51 10.54436/jns.2024.06.843 Thực trạng kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2024 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/895 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Mô tả tình trạng người bệnh và kết quả chăm sóc điều dưỡng sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi tại Khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2024.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 123 người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2024 sử dụng bộ công cụ được xây dựng dựa trên 12 nhiệm vụ chuyên môn về chăm sóc người bệnh được quy đinh tại Thông tư 31/2021/TT-BYT, bộ công cụ được đánh giá độ tin cậy với điểm Cronback’s Alpha là 0,75.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Cho thấy tỉ lệ nữ giới cao hơn nam giới (tỉ lệ nam: nữ là 1: 2,15), độ tuổi trung bình của NB là 55,04 ± 15,02. Có 68,3% người bệnh có chỉ số BMI bình thường, 83,7% người bệnh được mổ phiên, 16,3% mổ cấp cứu. Thời gian nằm viện trung bình là 9,7 ± 3,3 và thời gian điều trị sau mổ là 5,7 ± 1,8. Sau 3 ngày phẫu thuật, không có người bệnh đau vừa hoặc đau dữ dội. 100% người bệnh được tư vấn, hướng dẫn vệ sinh cá nhân ở ngày thứ nhất sau mổ. Tỉ lệ người bệnh được tư vấn tái khám tăng từ 76,4% ở ngày 1 lên 92,7% ở ngày thứ 3. Kết quả chăm sóc tốt đạt 82,9%.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Người bệnh cải thiện rõ rệt về tình trạng hồi phục sức khỏe sau 3 ngày phẫu thuật. Còn gần 10% người bệnh chưa được tư vấn dinh dưỡng trong ngày đầu sau phẫu thuật. Khuyến nghị: Tăng cường công tác tư vấn về dinh dưỡng và giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi ngay từ ngày đầu sau mổ.</p> Thị Thu Trang Phạm Công Khẩn Nguyễn Thanh Phương Vũ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2024-11-12 2024-11-12 7 06 52 62 10.54436/jns.2024.06.895 Chất lượng cuộc sống ở người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Tiêu hóa-Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai năm 2024 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/904 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Mô tả cắt ngang trên 78 người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng điều trị nội trú tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2024 đến tháng 4/2024. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh bằng bộ câu hỏi SF-36.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Điểm sức khỏe thể chất chung: 12,8% người bệnh có sức khỏe thể chất mức độ kém, 29,5% người bệnh mức độ tốt. Điểm sức khỏe tinh thần chung: 1,3% người bệnh có sức khỏe tinh thần mức độ kém, 67,9% người bệnh mức độ tốt. Điểm chất lượng cuộc sống trung bình 66,53 ± 20,74, thấp nhất là 17,42 điểm và cao nhất là 92,54 điểm. Chất lượng cuộc sống theo thang điểm SF-36 của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đa số ở mức trung bình với 56,4%, chỉ có 38,5% ở mức tốt. Phân tích các yếu tố liên quan cho thấy, chất lượng cuộc sống tốt hơn ở nhóm tuổi &lt; 60 (p = 0,002), giới tính nữ (p = 0,03), không bệnh kèm theo (p = 0,006), không biến chứng xuất huyết tiêu hóa (p &lt; 0,001).</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Chất lượng cuộc sống của người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng chủ yếu ở mức trung bình, có mối liên quan với tuổi, giới và biến chứng xuất huyết.</p> Thị Thanh Phượng Phạm Vân Khánh Nguyễn Văn Hiếu Nguyễn Bình Nguyên Phạm Thị Hoài Hương Vũ Huyền Diệu Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2024-11-14 2024-11-14 7 06 63 69 10.54436/jns.2024.06.904 Kiến thức và thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên hộ sinh Trường Đại học Y dược Cần Thơ https://jns.vn/index.php/journal/article/view/881 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng kiến thức và thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên hộ sinh Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024.</p> <p><strong>Phương pháp</strong>: Mô tả cắt ngang trên 68 sinh viên hộ sinh năm 3 và năm 4 tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả thực trạng kiến thức và thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Sinh viên hộ sinh có kiến thức đúng về phòng ngừa chuẩn là 14,7%. Sinh viên có thái độ tích cực với thực hiện các biện phòng ngừa chuẩn chuẩn là 85,6%, có 14,4% sinh viên có thái độ trung tính và không có sinh viên có thái độ tiêu cực.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kiến thức về phòng ngừa chuẩn của sinh viên hộ sinh khá thấp mặc dù sinh viên có thái độ tích cực về vấn này ở mức khá cao. Do đó, các nhà giáo dục sinh viên hộ sinh cần quan tâm hơn nữa đến thực trạng này để có những biện pháp can thiệp phù hợp nhằm nâng cao kiến thức và duy trì thái độ tích cực của sinh viên về phòng ngừa chuẩn trong tương lai.</p> Lê Khả Ái Nguyễn Văn Tuấn Nguyễn Thị Kim Tường Nguyễn Quang Huy Nguyễn Như Ngọc Trần Thị Thanh Mai Trần Thị Minh Thi Trần Thanh Hà Lê Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2024-11-15 2024-11-15 7 06 70 76 10.54436/jns.2024.06.881 Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Điều dưỡng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh https://jns.vn/index.php/journal/article/view/839 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỉ lệ stress ở sinh viên Điều dưỡng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Phương pháp và đối tượng nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 390 sinh viên Điều dưỡng đang học tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2022 - 2023. Thông tin được thu thập qua bộ câu hỏi tự điền.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỉ lệ sinh viên bị stress là 37,7%. Tỉ lệ stress mức độ vừa và nhẹ là cao nhất (17,2% và 12,3%), mức độ nặng trở lên chiếm 8,2%). Sinh viên thức khuya, khó ngủ có nguy cơ stress gấp 4,51 lần so với sinh viên không có tình trạng thức khuya, khó ngủ (p = 0,03; CI 95%: 1,69-11,98). Sinh viên có áp lực học tập cao và áp lực học tập trung bình có nguy cơ stress lần lượt cao gấp 2,91 và 2,11 lần khi so với sinh viên có áp lực học tập thấp (p &lt; 0,05). Trong yếu tố hỗ trợ xã hội: Sinh viên có sự hỗ trợ từ bạn bè mức độ trung bình sẽ giảm nguy cơ stress 0,43 lần so với sinh viên chỉ nhận sự hỗ trợ bạn bè mức độ thấp (p = 0,022; CI 95%: 0,21-0,87).</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Stress chiếm tỉ lệ tương đối ở sinh viên Điều dưỡng. Có mối liên quan giữa tình trạng thức khuya, khó ngủ; áp lực học tập trung bình và áp lực học tập thấp, cùng với sự hỗ trợ từ bạn bè với mối quan hệ stress.</p> Minh Nhựt Đoàn Thị Mỹ Hiền Nguyễn Lưu Hoài Thu Lê Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2024-11-18 2024-11-18 7 06 77 85 10.54436/jns.2024.06.839 Khảo sát nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng lâm sàng khối Nội và khối Ngoại tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2025 - 2026 từ quan điểm của điều dưỡng https://jns.vn/index.php/journal/article/view/925 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng lâm sàng khối Nội và khối Ngoại tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2025 - 2026 từ quan điểm của điều dưỡng.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 132 điều dưỡng tại 12 khoa lâm sàng khối Nội và khối Ngoại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang từ tháng 6/2024 đến tháng 8/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Nhu cầu về nội dung đào tạo liên tục từ quan điểm của điều dưỡng là: Cấp cứu ngừng tuần hoàn; Cấp cứu ngừng hô hấp và Cấp cứu phản vệ. 11 kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa Nội. 07 kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa Ngoại. Quản lý các yếu tố nguy cơ. 03 kỹ năng mềm. Đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực điều dưỡng. Cách thức tổ chức đào tạo liên tục từ quan điểm của điều dưỡng: Thời gian đào tạo ≤ 5 ngày; Thời lượng 02 - 03 tiết/buổi; Học Quý II; Địa điểm học tại đơn vị; Giảng viên là cán bộ của đơn vị; Học trực tiếp; Kết hợp lý thuyết và thực hành; Cần cấp chứng chỉ/chứng nhận; Bệnh viện hỗ trợ toàn bộ kinh phí đào tạo.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Việc xác định nhu cầu đào tạo liên tục ưu tiên cho đối tượng điều dưỡng rất quan trọng, là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục cho thời gian tới của bệnh viện. Cần kết hợp đánh giá mức độ thực hiện, mức độ tự tin, nhu cầu mong muốn đào tạo liên tục của điều dưỡng và đưa ra các tiêu chí lựa chọn cụ thể cho từng nội dung để từ đó có kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tế, đảm bảo tiết kiệm.</p> Phương Thúy Hồ Thanh Hương Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2024-11-21 2024-11-21 7 06 86 104 10.54436/jns.2024.06.925 Khảo sát nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị nội trú tại Khoa Ung bướu Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam năm 2024 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/927 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị nội trú tại Khoa Ung bướu – Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 người bệnh ung thư điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam từ 03/2024 đến 10/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ chung của đối tượng nghiên cứu là 84%; trong đó nhu cầu hỗ trợ chăm sóc chiếm 82,0%; nhu cầu hỗ trợ tinh thần là 79,0%; nhu cầu về giao tiếp và hỗ trợ 74,7%; nhu cầu thông tin và nhu cầu hỗ trợ vật chất 74%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư chiếm tỉ lệ cao 84%.</p> Thị Lệ Hoàng Thị Loan Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2024-11-25 2024-11-25 7 06 105 114 10.54436/jns.2024.06.927 Kiến thức và thực hành về sử dụng bình hít định liều của người bệnh COPD tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang năm 2024 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/894 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành sử dụng bình hít định liều của người bệnh COPD điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang năm 2024. </p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và đánh giá thực hành khi quan sát người bệnh sử dụng bình hít định liều, chọn mẫu toàn bộ 210 người bệnh.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình của người bệnh là 70,18 ± 11,04, tỷ lệ người bệnh là nam giới chiếm 80%, 64,8% người bệnh sống ở nông thôn, 31,4% người bệnh mắc bệnh dưới 5 năm và người bệnh có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở chiếm 77,1%. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức sử dụng bình hít định liều đạt là 46,2%. Một số nội dung kiến thức có kết quả chưa cao như: 49,5% người bệnh có kiến thức đúng về thời điểm sử dụng thuốc; 47,6% người bệnh biết việc nên làm khi dùng bình hít định liều mà khó thở hoặc triệu chứng không giảm; Tỷ lệ người bệnh thực hành đúng ở tất cả các bước đạt 21,9%. Trình độ học vấn (p &lt; 0,001), nơi ở (p &lt; 0,001), thời gian mắc bệnh (p = 0,035), được xác định có liên quan đến kiến thức và thực hành sử dụng bình hít định liều của người bệnh.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kiến thức và thực hành sử dụng bình hít định liều của người bệnh tham gia nghiên cứu còn chưa cao. </p> Mỹ Duyên Lê Phương Thúy Hồ Thị Dung Nguyễn Thị Hương Mai Văn Tuấn Nguyễn Thanh Hà Lê Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2024-11-28 2024-11-28 7 06 115 123 10.54436/jns.2024.06.894 Thực trạng kiến thức và thực hành về thay băng rửa vết thương sau phẫu thuật của Điều dưỡng tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế https://jns.vn/index.php/journal/article/view/929 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành thay băng rửa vết thương sau phẫu thuật của điều dưỡng tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế năm 2023 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 63 điều dưỡng tại các khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình-Lồng ngực, Ngoại Tiêu hoá và Ngoại Thần kinh-Tiết niệu, Ung bướu, khoa Sản, khoa Cấp cứu đang làm việc tại Bệnh viện Trường Đại học Y- Dược Huế bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Điểm trung bình kiến thức là 114,3 ± 6,9, với tỷ lệ 93,7% điều dưỡng có kiến thức đạt và 4 người (6,3%) không đạt. Năng lực thực hành về chăm sóc vết thương của điều dưỡng Bệnh viện Đại học Y Dược Huế có tổng điểm trung bình cho tất cả các kỹ năng là 56,52 ± 2,69, với 96,8% đối tượng đạt năng lực, chỉ có 3,2% không đạt. Có mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc vết mổ với đơn vị làm việc của điều dưỡng trong nhóm nghiên cứu, với sự khác biệt rõ rệt giữa các đơn vị. Kiến thức và năng lực thực hành chăm sóc vết thương không có liên quan với đặc điểm của điều dưỡng như giới tính, trình độ chuyên môn, số năm làm việc.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kiến thức và năng lực thực hành chăm sóc vết thương của điều dưỡng tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế khá tốt, tuy nhiên còn một số nội dung cần đào tạo thêm.</p> Trường Sơn Nguyễn Doãn Hiếu Trần Văn Lợi Phan Thị Hiền Nguyễn Đình Bình Trần Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 2024-12-02 2024-12-02 7 06 124 134 10.54436/jns.2024.06.929