Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://jns.vn/index.php/journal <p><strong> Giấy phép xuất bản: 439/GP-BTTTT ngày 13/7/2021</strong><strong><br /> DOI: 10.54436/jns - ISSN: 2615-9589 - e_ISSN: 2734-9632<br /></strong><br />Thông tin về các hoạt động đào tạo, khoa học &amp; công nghệ thuộc lĩnh vực điều dưỡng; giới thiệu, đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học; trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về điều dưỡng</p> vi-VN jns@ndun.edu.vn (Tạp chí Khoa học Điều dưỡng) nguyenthanhnd1990@gmail.com (Nguyễn Ngọc Thành) Fri, 08 Dec 2023 08:36:40 +0000 OJS 3.3.0.8 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Bưu Điện năm 2023 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/691 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng căng thẳng nghề nghiệp và các yếu tố liên quan của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội năm 2023.</p> <p><strong>Phương pháp</strong>: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 3-8/2023. Đối tượng nghiên cứu là 322 điều dưỡng trực tiếp thực hiện các hoạt động chăm sóc người bệnh. Công cụ đánh giá tình trạng căng thẳng là bản rút gọn của thang đo The Nursing Stress Scale và sử dụng hồi quy logistic để phân tích mối liên quan với tình trạng căng thẳng.</p> <p><strong> Kết quả</strong>: Tỷ lệ điều dưỡng có mức độ căng thẳng thấp chiếm 51,9%, mức độ căng thẳng trung bình chiếm 47,5%, mức độ căng thẳng cao chiếm tỷ lệ 0,6%; tỷ lệ điều dưỡng có căng thẳng 48,1%. Trong đó áp lực công việc hàng ngày được đánh giá căng thẳng với giá trị trung bình cao nhất là 2,28, tiếp đến là làm việc với người bệnh hung hăng/bạo lực, lăng mạ/sỉ nhục và tiếp xúc với những nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của bản thân có điểm trung bình là 2. Giới tính và số buổi trực/tháng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Tình trạng căng thẳng là khá phổ biến ở các điều dưỡng chăm sóc người bệnh. Đặc biệt là ở nữ giới và những điều dưỡng phải trực &gt; 6 buổi/tháng. Cần xây dựng môi trường làm việc an toàn, thoải mái cho điều dưỡng. Cung cấp hỗ trợ đào tạo để điều dưỡng ứng phó với căng thẳng nghề nghiệp.</p> Thị Thùy Linh Nguyễn, Minh Sinh Đỗ, Thúy Nga Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/691 Mon, 30 Oct 2023 00:00:00 +0000 Kiến thức và thái độ về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em dưới 6 tuổi của cán bộ y tế tuyến xã tại Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh năm 2022 - 2023 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/699 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả kiến thức, thái độ về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 6 tuổi của cán bộ y tế tuyến xã tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, năm 2022-2023 và phân tích một số yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu tiến hành phát vấn 176 cán bộ y tế tuyến xã tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh từ tháng 12/2022 đến tháng 6/2023 thông qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức và thái độ đạt về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em dưới 6 tuổi lần lượt là 78,4% và 72,7%. Cán bộ y tế công tác ở trạm y tế, tham gia chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là các yếu tố làm tăng kiến thức và thái độ về phát hiện sớm khuyết tật. Kiến thức đạt là yếu tố làm tăng thái độ đạt về phát hiện sớm khuyết tật của cán bộ y tế.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức đạt về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em dưới 6 tuổi khá cao nhưng thái độ về phát hiện sớm khuyết tật chưa cao. Do đó cần nâng cao thái độ về phát hiện sớm khuyết tật cho cán bộ y tế tuyến xã, đặc biệt là y tế thôn bản.</p> Thúy Nga Nguyễn, Kim Liên Trần, Hoài Thương Phạm, Hải Hồng Hà, Thị Hải Lý Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/699 Wed, 01 Nov 2023 00:00:00 +0000 Động lực làm việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2023 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/720 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả động lực làm việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2023.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Mô tả cắt ngang trên 400 nhân viên y tế hiện đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City năm 2023 (bao gồm cả nhân viên hợp đồng trên 6 tháng, không bao gồm nhân viên vệ sinh, tạp vụ). Sử dụng bộ câu hỏi về động lực và sự hài lòng về công việc của nhân viên y tế đã được chuẩn hóa tại Đại học Y tế công cộng, Phân tích số liệu trên SPSS 20.0 với bảng biểu mô tả tần số và tỷ lệ các nhu cầu.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Có 88,5% đối tượng động lực tốt về bản chất công việc, Có 77,3% động lực tốt về yếu tố trách nhiệm công việc và có 67,3% đối tượng có động lực tốt về sự thừa nhận thành tích. Đặc điểm động lực tốt chung của yếu tố cơ hội phát triển là 67,0% trong khi động lực tốt chung về sự tiến bộ trong công việc chiếm tỷ lệ 82,8%. Tỷ lệ nhân viên y tế có động lực tốt trong công việc là 86,7%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Có 86,7% nhân viên có động lực làm việc tốt. Bệnh viện cần xây dựng các cơ chế, chính sách để duy trì động lực làm việc và cải thiện nguồn thu nhập của nhân viên.</p> Thanh Nam Nguyễn, Đình Dũng Nguyễn, Thị Hải Dương, Thị Kim Quý Nguyễn, Thị Phương Thùy Đinh, Thị Hường Đào, Thị Phương Đặng, Thị Tươi Vũ, Thị Thanh Nhàn Vũ Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/720 Fri, 03 Nov 2023 00:00:00 +0000 Đánh giá thay đổi kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn ở người bệnh tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ sau giáo dục sức khỏe https://jns.vn/index.php/journal/article/view/725 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Đánh giá thay đổi kiến thức và thái độ về phòng bệnh sán lá gan lớn ở người bệnh tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ sau giáo dục sức khỏe.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe trên một nhóm có so sánh trước và sau can thiệp trên 96 người bệnh từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2023.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trước can thiệp, kiến thức đạt về phòng bệnh sán lá gan lớn ở người bệnh rất thấp 11,5%. Sau can thiệp, kiến thức đã được cải thiện rõ rệt đạt 64,6% và tiếp tục duy trì 57,3% sau can thiệp 1 tháng với p &lt; 0,05. Trước can thiệp, tỷ lệ có thái độ tích cực rất thấp 11,5%. Sau can thiệp, tỷ lệ có thái độ tích cực tăng lên 73% và tiếp tục duy trì 53% (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kiến thức và thái độ của người bệnh về phòng bệnh sán lá gan lớn còn hạn chế tại thời điểm trước nghiên cứu nhưng đã được cải thiện đáng kể sau can thiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thường xuyên giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về phòng bệnh sán lá gan lớn.</p> Thị Vân Anh Nguyễn, Tuấn Anh Trương Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/725 Mon, 06 Nov 2023 00:00:00 +0000 Đánh giá thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa năm 2023 sau giáo dục sức khỏe https://jns.vn/index.php/journal/article/view/728 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá thay đổi tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa năm 2023 sau can thiệp giáo dục sức khỏe.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu can thiệp đánh giá trước sau với 94 người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2023.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Trước can thiệp, tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp chung của người bệnh ở mức thấp chiếm 34%. Trong đó, tỷ lệ người bệnh tuân thủ giảm lượng muối ăn vào là 22,3%, tuân thủ giữ cuộc hẹn với bác sĩ là 29,8%, tuân thủ dùng thuốc là 40,4%. Sau can thiệp 1 tháng, tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp chung tăng lên là 72,3%. Trong đó, tỷ lệ người bệnh tuân thủ giảm lượng natri ăn, tuân thủ giữ cuộc hẹn với bác sĩ và tuân thủ dùng thuốc tăng lên lần lượt là 72,3%, 59,6%, 60,6%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,05.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh còn hạn chế tại thời điểm trước nghiên cứu nhưng đã được cải thiện đáng kể sau can thiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thường xuyên giáo dục sức khỏe cho người bệnh về tuân thủ điều trị tăng huyết áp.</p> Thị Hải Yến Trịnh, Thị Minh Chính Nguyễn, Phương Thúy Hồ, Văn Sơn Phạm Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/728 Wed, 08 Nov 2023 00:00:00 +0000 Kiến thức, thái độ và cách phòng ngừa nôn trớ ở trẻ sơ sinh của các bà mẹ mới sinh tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp https://jns.vn/index.php/journal/article/view/741 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả kiến thức, thái độ của bà mẹ mới sinh về phòng ngừa nôn, trớ ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện đa khoa Nông nghiệp.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 252 bà mẹ mới sinh con sau 2- 5 ngày tại khoa sản Bệnh viện Nông nghiệp trong thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Bà mẹ có kiến thức tốt chiếm 36,5%, kiến thức trung bình 40,9%, kiến thức kém là 22,6%. Bà mẹ có thái độ tích cực chiếm 79,4%, thái độ chưa tích cực 20,6%.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Cần tiếp tục giáo dục sức khoẻ tới bà mẹ có kiến thức trung bình và kém để nâng cao kiến thức, thái độ về phòng nôn trớ cho trẻ sơ sinh.</p> Thị Liên Lương, Quang Trung Trương, Thị Hoa Bùi Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/741 Mon, 13 Nov 2023 00:00:00 +0000 Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt u phì đại lành tính tuyến tiền liệt tại Bệnh viện E năm 2022 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/744 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật nội soi 1 tháng cắt u phì đại lành tính tuyến tiền liệt tại Bệnh viện E năm 2022.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 186 người bệnh phẫu thuật nội soi 1 tháng cắt u phì đại lành tính tuyến tiền liệt từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022 tại Khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học bệnh viện E. Bộ câu hỏi SF-36 gồm 36 câu hỏi gồm 8 yếu tố về sức khỏe được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt u phì đại lành tính tuyến tiền liệt có chất lượng cuộc sống tốt là 56,5%, chất lượng cuộc sống khá 32,2%, chất lượng cuộc sống trung bình 8,1%, chất lượng cuộc sống kém 3,2%.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Chất lượng cuộc sống tốt của người bệnh còn ở mức trung bình, người điều dưỡng cần xây dựng các kế hoạch chăm sóc phù hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho người bệnh.</p> Thị Thu Hường Nguyễn, Thị Lan Anh Nguyễn, Đình Liên Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/744 Tue, 14 Nov 2023 00:00:00 +0000 Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đau thắt ngực ổn định sau can thiệp động mạch vành qua da tại Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E https://jns.vn/index.php/journal/article/view/746 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đau thắt ngực ổn định sau can thiệp động mạch vành qua da tại Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 109 người bệnh được chẩn đoán đau thắt ngực ổn định và có chỉ định can thiệp động mạch vành qua da thành công tại Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E từ tháng 08/2022 đến tháng 08 /2023. Bộ câu hỏi SAQ bao gồm 11 câu hỏi, đo lường 5 lĩnh vực sức khỏe liên quan bệnh mạch vành: khả năng gắng sức, độ ổn định của đau ngực, tần số đau ngực, mức độ hài lòng với điều trị và chất lượng cuộc sống.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Điểm chất lượng cuộc sống trước can thiệp là 48,08 ± 7,23; sau can thiệp 1 tháng là 65,97 ± 8,17 và sau can thiệp 3 tháng là 67,73 ± 5,33. Cả 5 lĩnh vực khả năng gắng sức, độ ổn định của đau ngực, tần số đau ngực, mức độ hài lòng với điều trị và CLCS đều có tỉ lệ cải thiện cao.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Như vậy đã có sự cải thiện chất lượng cuộc sống ở người bệnh đau thắt ngực ổn định sau can thiệp 1 tháng và tiếp tục duy trì đến tháng thứ 3 so với thời điểm trước can thiệp (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,05). Người bệnh sau can thiệp cần tiếp tục được giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi, lối sống để nâng cao chất lượng cuộc sống.</p> Thị Thanh Hải Lê, Quang Minh Phạm, Thảo Nguyên Phan Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/746 Wed, 15 Nov 2023 00:00:00 +0000 Mối tương quan giữa sự tự tin và hành vi ăn uống của người bệnh đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện An Bình - thành phố Hồ Chí Minh https://jns.vn/index.php/journal/article/view/737 <p><strong>Mục tiêu:</strong> (1) Xác định điểm trung bình sự tự tin về hành vi ăn uống và mức độ hành vi ăn uống của NB ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện An Bình năm 2023; (2) Xác định mối tương quan giữa sự tự tin về hành vi ăn uống với hành vi ăn uống của người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện An Bình năm 2023.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 377 người bệnh đái tháo đường típ 2 đang điều trị ngoại trú tại Phòng khám Nội Tiết, Bệnh viện An Bình năm 2023. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Công cụ thu thập số liệu là bộ câu hỏi tự điền có độ tin cậy tốt. Thống kê mô tả và phép kiểm Pearson được sử dụng để phân tích số liệu.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Hành vi ăn uống ở mức độ trung bình (76,43 ± 7,66). Điểm trung bình sự tự tin về hành vi ăn uống của người bệnh đái tháo đường típ 2 ở mức khá (75,53 ± 5,72). Nghiên cứu cho thấy có mối tương quan ý nghĩa giữa hành vi ăn uống với sự tự tin về hành vi ăn uống (r = 0,425, p &lt; 0,001).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Có mối tương quan ý nghĩa giữa sự tự tin về hành vi ăn uống với hành vi ăn uống của người bệnh. Cần có những hành động can thiệp cụ thể liên quan đến việc cải thiện khía cạnh hành vi ăn uống cũng như có sự quan tâm đặc biệt hơn đối với sự tự tin về hành vi ăn uống.</p> Thị Thu Hà Lý, Trần Ngọc Thanh Đặng Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/737 Tue, 21 Nov 2023 00:00:00 +0000 Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2023 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/751 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư phổi tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2023.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 145 người bệnh đang điều trị nội trú, ngoại trú tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Nam Định. Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng hai bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống nói chung (EORTC QLQ –C30) và chất lượng cuộc sống đặc trưng trong ung thư phổi (EORTC QLQ – LC13).</p> <p><strong>Kết quả:</strong> 79,3% đối tượng nghiên cứu độ ở độ tuổi ≥ 60 , và 55,2% đã kết hôn. Chất lượng cuộc sống theo thang đo EORTC QLQ –C30: Điểm trung bình chức năng thể chất 32,87 ± 24,75, chức năng hoạt động 33,79 ± 25,61, nhận thức 29,89 ± 27,63, xã hội 26,21 ± 26,11, sức khỏe tổng quát 48,33 ± 20,66, tài chính 71,72 ± 27,87, mệt mỏi 67,28 ± 25,42, nôn- buồn nôn 66,67 ± 25,76, khó thở 68,74 ± 26,12. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo thang đo EORTC QLQ – LC13 là 69,27 ± 26,21.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Chất lượng cuộc sống của người bệnh ở mức trung bình (69,27). Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về tài chính của người bệnh cao (71,72 ± 27,87). Người điều dưỡng cần có những can thiệp vào các yếu tố như khó thở, khó nuốt, lo lắng, ảnh hưởng của kinh tế để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư phổi.</p> Thị Thủy Đào, Thị Lan Anh Mai, Văn Sơn Phạm Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/751 Fri, 24 Nov 2023 00:00:00 +0000 Thời gian khám bệnh theo quy trình khám bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm năm 2022 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/748 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Mô tả thời gian khám bệnh theo quy trình khám bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm năm 2022.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 303 người bệnh khám chữa bệnh trong ngày tại khoa khám bệnh - bệnh viện Đa khoa Gia Lâm từ tháng tháng 10/2022 đến tháng 12/2022.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Thời gian khám bệnh theo quy trình khám bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm năm 2022: Tổng thời gian trung bình tại khâu khám bệnh là 35,56 ± 25,53 phút;Tổng thời gian trung bình tại khâu xét nghiệm là 25,13 ± 29,04 phút; Tổng thời gian trung bình của cả quy trình phân loại theo từng loại hình khám bệnh là: 102,5 ± 51,04 phút.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Thời gian trung bình phân theo số kỹ thuật của bệnh viện Đa khoa Gia Lâm đều thấp hơn so với mức khuyến cáo của Quyết định 1313 /QĐ-BYT Cần cập nhật, chỉnh sửa quy định chính sách của bệnh viện, giúp giảm thời gian khám bệnh, đặc biệt là khâu chờ cho người bệnh. Cải thiện dần cơ sở vật chất, trang thiết bị trong khả năng của bệnh viện, bổ sung thêm các hướng dẫn chỉ đường giúp người bệnh dễ dàng di chuyển đến các đơn vị thực hiện khám lâm sàng, cận lâm sàng.</p> Thị Khuê Trần, Quang Trung Trương Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/748 Mon, 27 Nov 2023 00:00:00 +0000 Diễn biến lâm sàng của người bệnh sau chọc hút noãn dưới gây mê tĩnh mạch tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh https://jns.vn/index.php/journal/article/view/750 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Mô tả diễn biến lâm sàng của người bệnh sau chọc hút noãn dưới gây mê tĩnh mạch tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng thang điểm đau VAS và hệ thống PADSS xem xét 5 tiêu chí: dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp), vận động, buồn nôn/nôn, đau, chảy máu để đánh giá người bệnh xuất viện được thực hiện ở 200 của người bệnh sau chọc hút noãn dưới gây mê tĩnh mạch tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh từ tháng 6/2022 tới tháng 5/2023.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Các chỉ số tri giác, huyết áp, vận động đều ổn định ở thời điểm T8; 93 trường hợp có thể ra viện khi điểm tại 2 thời điểm T7,T8 = 9 và điểm vận động = 2; 107 trường hợp NB ra viện sau 2 giờ.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Thang điểm PADSS là thang điểm an toàn để đánh giá người bệnh ra viện và sau ra viện người bệnh hầu như không xuất hiện biến chứng phải nhập viện.</p> Thị Liên Đỗ, Văn Lợi Đỗ, Quỳnh Chi Trần, Thị Thu Phạm, Thị Phượng Nguyễn, Thị Bích Lệ Đoàn, Thị Mai Phương Giáp, Thị Lan Anh Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/750 Wed, 29 Nov 2023 00:00:00 +0000 Kiến thức về dự phòng ngã của điều dưỡng viên cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City năm 2023 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/755 Ngọc Ánh Nguyễn, Văn Trường Phạm, Thị Liệu Đỗ, Thị Ngọc Anh Phạm, Đình Ngọc Nguyễn, Thị Hoa Phạm, Thị Lâm Lê, Hữu Tuấn Nguyễn, Thị Thanh An Trần, Văn Hiếu Mai, Thị Thêu Hoàng Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/755 Wed, 06 Dec 2023 00:00:00 +0000 Kết quả chăm sóc phục hồi người bệnh phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 năm 2023 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/757 Hồng Minh Nguyễn, Đức Thuận Mai, Duy Tường Phạm, Thị Huyền Thương Nguyễn, Thị Liên Nguyễn, Thị Châu Loan Phạm, Thị Thanh Vân Bùi, Thị Hồng Nguyên Nguyễn, Thúy Ngọc Đỗ, Phương Thúy Nguyễn, Hồng Thanh Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng https://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0 https://jns.vn/index.php/journal/article/view/757 Fri, 08 Dec 2023 00:00:00 +0000