Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đau thắt ngực ổn định sau can thiệp động mạch vành qua da tại Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E

TAY - TÂM - TRÍ - TỰ HÀO
PDF Download: 65 View: 302

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Lê, T. T. H., Phạm, Q. M., & Phan, T. N. (2023). Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đau thắt ngực ổn định sau can thiệp động mạch vành qua da tại Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E. Tạp Chí Khoa học Điều dưỡng, 6(06), 67–75. https://doi.org/10.54436/jns.2023.06.746

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đau thắt ngực ổn định sau can thiệp động mạch vành qua da tại Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 109 người bệnh được chẩn đoán đau thắt ngực ổn định và có chỉ định can thiệp động mạch vành qua da thành công tại Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E từ tháng 08/2022 đến tháng 08 /2023. Bộ câu hỏi SAQ bao gồm 11 câu hỏi, đo lường 5 lĩnh vực sức khỏe liên quan bệnh mạch vành: khả năng gắng sức, độ ổn định của đau ngực, tần số đau ngực, mức độ hài lòng với điều trị và chất lượng cuộc sống.

Kết quả: Điểm chất lượng cuộc sống trước can thiệp là 48,08 ± 7,23; sau can thiệp 1 tháng là 65,97 ± 8,17 và sau can thiệp 3 tháng là 67,73 ± 5,33. Cả 5 lĩnh vực khả năng gắng sức, độ ổn định của đau ngực, tần số đau ngực, mức độ hài lòng với điều trị và CLCS đều có tỉ lệ cải thiện cao.

Kết luận: Như vậy đã có sự cải thiện chất lượng cuộc sống ở người bệnh đau thắt ngực ổn định sau can thiệp 1 tháng và tiếp tục duy trì đến tháng thứ 3 so với thời điểm trước can thiệp (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05). Người bệnh sau can thiệp cần tiếp tục được giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi, lối sống để nâng cao chất lượng cuộc sống.

https://doi.org/10.54436/jns.2023.06.746

Từ khóa

Chất lượng cuộc sống, người bệnh đau thắt ngực, can thiệp mạch vành qua da Quality of life, patients diagnosed with stable angina, percutaneous coronary intervention
PDF Download: 65 View: 302

Tài liệu tham khảo

Ram Jagannathan: Global Updates on Cardiovascular Disease Mortality Trends and Attribution of Traditional Risk Factors. 2019.

Heart Disease and Stroke Statistics 2022 Update Fact Sheet- A Report from the American Heart Association Circulation.

Trần Văn Đồng, Nguyễn Thị Bạch Yến, Phạm Quốc Khánh. Tình hình bệnh động mạch vành qua 130 trường hợp nằm viện tại Viện Tim mạch trong 5 năm (1991- 1995), Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 1996, trang 1-5.

Nguyễn Lân Việt. Khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006- 2010, trang 143-181. 2006.

Phạm Việt Tuân. Tìm hiểu đặc điểm mô hình bệnh tật ở người bệnh điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian 5 năm (2003-2007) [Luận văn thạc sỹ y học], Hà Nội. 2008.

Nguyễn Lân Việt. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Thực hành bệnh tim mạch. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2014.

Nguyễn Thị Kim Sáng. Nghiên cứu Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau can thiệp mạch vành trên người bệnh hội chứng vành cấp hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ dựa trên bộ câu hỏi Seattle Angina. Tạp chí tim mạch học. 2019.

Weintraub, W.S., et al. Effect of PCI on quality of life in patients with stable coronary disease. The new england journal of medicine, 2008 Aug 14;359(7):677-87. doi: 10.1056/NEJMoa072771.

Spertus, J.A., et al. Development and Evaluation of the Seattle Angina Questionnaire: A New Functional Status Measure for Coronary Artery Disease, JACC, 1995 Feb;25(2):333-41. doi: 10.1016/0735-1097(94)00397-9.

Nguyễn Quốc Thái. Nghiên cứu hiệu quả can thiệp động mạch vành của stent phủ thuốc trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp [Luận án Tiến sỹ Y học], Trường Đại học Y Hà Nội. 2011.

Robert A Byrne et al Salvatore Cassese. Incidence and predictors of restenosis after coronary stenting in 10004 patients with surveillance angiography. Heart, 2014 Jan;100(2):153-9. doi: 10.1136/heartjnl-2013-304933.

Vũ Vân Hoa. Đánh giá những thay đổi về chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trước và sau can thiệp động mạch vành qua da sử dụng thang điểm SF-8 và so sánh với thang điểm SAQ [Luận văn cử nhân y học]. Trường Đại học Y Hà Nội. 2012.

Alexander S. de Quadros MD. Quality of life and health status after percutaneous coronary intervention in stable Angina patients. CCI, 2010, https://doi.org/10.1002/ccd.22746.

Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép .

Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng