Thực trạng chăm sóc, theo dõi ống thông động mạch của điều dưỡng tại khoa hồi sức tích cực 2 - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021

TAY - TÂM - TRÍ - TỰ HÀO
PDF Download: 64 View: 355

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Dương, T. N. M., & Khang, T. D. (2022). Thực trạng chăm sóc, theo dõi ống thông động mạch của điều dưỡng tại khoa hồi sức tích cực 2 - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021. Tạp Chí Khoa học Điều dưỡng, 5(03), 72–79. https://doi.org/10.54436/jns.2022.03.402

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng chăm sóc, theo dõi ống thông động mạch của điều dưỡng tại khoa hồi sức tích cực 2- Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Mô tả biến chứng và một số yếu tố liên quan tới biến chứng trong quá trình lưu ống thông động mạch.

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

Kết quả: 99 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu với tuổi trung bình là 57,8 ± 17.2, nhỏ nhất là 14 tuổi. Vị trí động mạch quay được lựa chọn để đặt chiếm tỷ lệ cao nhất là 65.7%, thấp nhất là động mạch mu chân chiếm 1.01%. Thời gian lưu ống thông động mạch trung bình là 5,5 ngày.Các biến chứng trong quá trình chăm sóc và theo dõi là: chảy máu 12.3%, tắc kim tạm thời 23.2%, nhiễm trùng tại chỗ 5,1%, tụ máu 1%. Áp lực túi bóp và vị trí đặt ống thông động mạch có mối liên quan đến tình trạng tắc ống thông động mạch.

Kết luận: Các quy trình kỹ thuật chăm sóc quyết định hiệu quả tối ưu tuổi thọ ống thống, giảm thiểu các biến chứng liên quan đến ống thông động mạch. Vì vậy người điều dưỡng phải nắm vững quy trình kỹ thuật chăm sóc và theo dõi ống thông động mạch để đảm bảo an toàn, giúp cứu sống nhiều bệnh nhân.

https://doi.org/10.54436/jns.2022.03.402

Từ khóa

Điều dưỡng, chăm sóc ống thông động mạch, huyết áp động mạch Nursing, artery stent, pulse blood pressure
PDF Download: 64 View: 355

Tài liệu tham khảo

Bộ môn Sinh Lý Học – Trường Đại Học Y Hà Nội. Sinh Lý Học. Hà Nội: Nhà xuất bản y học: 2006

French Society of Anesthesia and Intensive Care. Arterial catheterization and invasive measurement of blood pressure in anesthesia and intensive care in adults. Ann Fr Anesth Reanim 1995;14:444-53.

Nuttall G, Burckhardt J, Hadley A, et al. Surgical and Patient Risk Factors for Severe Arterial Line Complications in Adults. Anesthesiology 2016;124:590-7

Invasive monitoring blood pressure: a radiant future for brachial artey as an alternative to radial artery catheterization, Karim, Vincent Robert – Edan. Réanimation chirurgicale polyvalente, service d'anesthésie-réanimation, hôpital Laënnec Boulevard Jacques-Monod, Saint-Herblain, Centre HospitalierUniversitaire,F-44093Nantes,France

O'Grady NP, Alexander M, Burns LA, et al. Guidelines for the prevention of intravascular catheter-related infections. Am J Infect Control 2011;39:S1-34

Invasive monitoring blood pressure: a radiant future for brachial artey as an alternative to radial artery catheterization, Karim, Vincent Robert, Article Spécial Société Française d'Anesthésie Et De Réanimation

Scheer B, Perel A, Pfeiffer UJ. Clinical review: complications and risk factors of peripheral arterial catheters used for haemodynamic monitoring in anaesthesia and intensive care medicine. Crit Care 2002;6:199-204

Ann Fr Anesth Reanim. 2007 Feb;26(2):119-24, doi: 10.1016/j.annfar.2006.11.008. Epub 2006 Dec 12. Realiability and survival of arterial catheters: optimal dynamic response, M Riachy, E Riachy, G Sleilaty, G Dabar, A Yazigi, G Khayat

Nguyễn Thu Hà và cộng sự (2019) Khảo sát thực trạng chăm sóc catherter động mạch ở bệnh nhân theo dõi huyết áp xâm nhập tại khoa GMHS tích cực ngoại tim mạch trung tâm tim mạch bệnh viên E

Arterial blood gases made ease, Iain A M Hennessey, Alan G Japp, 2007, Elsevier Limited How to measure blood pressure using an arterial catheter: a systematic 5 – step approach:

Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép .

Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng