Tỷ lệ và nguyên nhân sai sót thuốc trong thực hành lâm sàng theo nhận thức của sinh viên cử nhân điều dưỡng năm 4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

TAY - TÂM - TRÍ - TỰ HÀO
PDF Download: 191 View: 378

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phan, T. M. T., & Đỗ, T. H. (2022). Tỷ lệ và nguyên nhân sai sót thuốc trong thực hành lâm sàng theo nhận thức của sinh viên cử nhân điều dưỡng năm 4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Tạp Chí Khoa học Điều dưỡng, 5(04), 110–123. https://doi.org/10.54436/jns.2022.04.527

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sai sót thuốc của sinh viên Cử nhân Điều dưỡng trong thực hành lâm sàng, loại sai sót thuốc thường gặp và nguyên nhân sai sót thuốc theo nhận thức của sinh viên Cử nhân Điều dưỡng năm 4.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 112 sinh viên Cử nhân Điều dưỡng năm cuối niên khóa 2018-2022 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Kết quả: Tỷ lệ sinh viên Điều dưỡng phạm sai sót thuốc trong quá trình thực hành lâm sàng là 18,8%. 05 loại sai sót thuốc thường gặp của sinh viên Điều dưỡng trong quá trình thực hành lâm sàng theo nhận thức của sinh viên gồm: Theo dõi bệnh nhân không đầy đủ sau khi dùng thuốc (78,6%); chuẩn bị thuốc sai kỹ thuật (60,7%); sai khoảng cách thời gian giữa các lần dùng thuốc (58,9%); sai liều lượng (55,4%) và bỏ qua liều thuốc (50,9%). Nhận thức của sinh viên về các nguyên nhân dẫn đến sai sót thuốc thường gặp gồm nguyên nhân cá nhân: Thiếu kiến thức về thuốc (3,88 ± 0,87); thiếu kinh nghiệm (3,88 ± 0,85); ngủ không đủ giấc (3,88 ± 0,78); căng thẳng (3,88 ± 0,77); thực hành quy trình dùng thuốc tại khoa lâm sàng khác so với thực hành dùng thuốc khi học (3,62 ± 0,98) và nguyên nhân hệ thống: Y lệnh không rõ ràng (chữ viết tay không đọc được) (3,96 ± 0,83); thuốc khác nhau có tên gọi gần giống nhau (3,87 ± 0,79); quá tải công việc (3,86 ± 0,84); thuốc có hình dạng giống nhau (3,85 ± 0,79) và trường hợp khẩn cấp (3,62 ± 0,98).

Kết luận: Có 18,8% sinh viên Điều dưỡng có phạm sai sót thuốc trong quá trình thực hành lâm sàng theo nhận thức của sinh viên. Một số nguyên nhân dẫn đến sai sót thuốc theo nhận thức của sinh viên thuộc nguyên nhân cá nhân và hệ thống. Nhà Trường và cơ sở thực hành lâm sàng cần có các giải pháp hữu hiệu để khắc phục các nguyên nhân thường gặp dẫn đến sai sót thuốc của sinh viên Điều dưỡng

https://doi.org/10.54436/jns.2022.04.527

Từ khóa

Sai sót thuốc, thực hành lâm sàng, sinh viên Điều dưỡng Medication errors, clinical practice, nursing students
PDF Download: 191 View: 378

Tài liệu tham khảo

WHO (2017), WHO launches global effort to halve medication-related errors in 5 years, accessed 10 July, 2021, https://www.who.int/news/item/29-03-2017-who-launches-global-effort-to-halve-medication-related-errors-in-5-years.

Corbett K, Bent S (2005), Developing clinical placements for nursing students in general practice: a survey of the views of practice nurses. Education for Primary Care, 16 (2), 167-174.

Fathi A, Hajizadeh M, Moradi K, et al (2017), Medication errors among nurses in teaching hospitals in the west of Iran: what we need to know about prevalence, types, and barriers to reporting. Epidemiol and Health Journal, 39, ID: e2017022. doi: 10.4178/epih.e2017022.

Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn Quốc gia về cảnh giác dược, ban hành kèm theo Quyết định 2111/ QĐ-BYT ngày 01/6/2015.

Demehin, A. I., Babalola, O. O., & Erhunu, W. O. (2008). Pharmacists and Nurses Perception of Medication Error in Nigerian University Teaching Hospital. International Journal of Health Research, 1(2), 51-67. doi:10.4314/ijhr.v1i2.47916.

WHO (2017), Patient safety. WHO global patient safety challenge: medication without harm. World Health Organization; accessed 10 July 2021, http://www.who.int/patientsafety/medication-safety/en/.

Fazel D, Dehkordi AH, Gheshlagh RG, Kurdi A (2021). The Prevalence of Medication Errors Among Nursing Students: A Systematic and Meta-analysis Study. International Journal of Preventive Medicine, 12. doi: 10.4103/ijpvm.IJPVM_418_19.

Apsay, K. L. G., Alvarado, G. G., Paguntalan, M. C., & Tumog, S. H (2018). Contributing factors to medication errors as perceived by nursing students in Iligan city, Philippines. Belitung Nursing Journal, 4 (6): 537-544. https://doi.org/10.33546/bnj.566.

Musharyanti L, Claramita M, Haryanti F, Dwiprahasto I (2019 ). Why do nursing student make medication errors? A quality study in Indonesia. Journal of Taibah University of Medicine Science, 14 (3): 282-288. doi: 10.1016/j.jtumed.2019.04.002.

Cebeci F, Karazeybek E, Sucu G, Kahveci R (2015). Nursing students’ medication errors and their opinions on the reasons of errors: A cross-sectional survey. Journal of the Pakistan Medical Association, 65: 457-462.

Gunes U, Efteli E, Ceylan B, Baran L, Huri O (2020), Medication Errors Made by Nursing Students in Turkey. International Journal of Caring Sciences, 13 (2): 1183-1191.

Susan, L.P (2017), To Err Is Human: Understanding Medication Errors amongst Nursing Students in Singapore, 6th Annual Global Healthcare Conference, New York, 15-16 February 2017, 69-78.

Izadpanah F, Nikfar S, Bakhshi Imcheh F, Amini M, Zargaran M (2018), Assessment of Frequency and Causes of Medication Errors in Pediatrics and Emergency Wards of Teaching Hospitals Affiliated to Tehran University of Medical Sciences (24 Hospitals). Journal of Medicine of life, Vol 11(4): 299 - 305. doi: 10.25122/jml-2018-0046.

Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn Quốc gia về cảnh giác dược, ban hành kèm theo Quyết định 2111/ QĐ-BYT ngày 01/6/2015.

Adhikari R, Tocher J, Smith P, Corcoran J, MacArthur J (2014), A multi-disciplinary approach to medication safety and the implication for nursing education and practice. Nurse Educational Today Journal, Vol 34(2), pp 185–190. doi: 10.1016/j.nedt.2013.10.008.

Valdez LP, de Guzman A, Escolar-Chua R (2013). A structural equation modeling of the factors affecting student nurses’ medication errors. Nurse Education Today, 33(3):222-228. doi: 10.1016/j.nedt.2012.01.001.

Gorgich EA, Barfroshan S, Ghoreishi G, Yaghoobi M (2015). Investigating the Causes of Medication Errors and Strategies to Prevention of Them from Nurses and Nursing Student Viewpoint. Global Journal of Health Science, 8 (8): 220-227. doi: 10.5539/gjhs.v8n8p220.

Đoàn Thị Minh Diệu và cộng sự (2013). Khảo sát sai sót trong hai giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc tại một bệnh viện đa khoa thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học TP.HCM, 17 (4): 83-87.

Mohaddeseh M (2021), Nursing errors and their causes among nursing students. Sage Journal, Vol 16 (2): 137-143. https://doi.org/10.1177/1477750920958561.

Efstratios A (2012). Prevention of medication errors made by nurses in clinical practice. Health Science Journal, 6(4): 773 - 783.

Fothergill BF, Caswell W (2014). Teaching successful medication administration today: More than just knowing your ‘rights’. Nurse Educ. Pract, 14: 391–395. doi: 10.1016/j.nepr.2014.03.003.

Ann E. Rogers (2008), The Effects of Fatigue and Sleepiness on Nurse Performance and Patient Safety, website National Center for Biotechnology Information, U.S. National Library of Medicine, accessed July 27, 2021, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK2645/.

Nikpeyma, N., Gholamnejad, H. (2009). Reasons for medication errors in nurses’ views. Faculty of Nursingand Midwifery Quarterly Shahid Beheshti University of Medical Sciences and Health Services, 19(64): 18-24.

Mohammad Al-Shara (2011), Factors contributing to medication errors in Jordan: a nursing perspective. Iranian Journal of Nursing and Midwifery research, 16(2): 158–161.

Mariani B., et al (2017). Medication safety simulation to assess student knowledge and competence. Clinical Simulation Nursing, 13(5): 210–216. https://doi.org/10.1016/j.ecns.2017.01.003.

Kristen M. Selig (2020), The Contributing Factors to Student Nurse Medication Administration Errors and Near Misses in the Clinical Setting as Identified By Clinical Instructors, Theses and Dissertations (2597), https://dc.uwm.edu/etd/2597.

Cheragi MA, Manoocheri H, Mohammadnejad E, Ehsani RS (2013). Types and causes of medication errors from nurse’s viewpoint. Iran J Nurs Midwifery Res, 18(3): 228-31.

Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép .

Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng