Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kiến thức về phòng bệnh tái phát của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai và tìm hiểu một số yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 68 người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng điều trị nội trú tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2024 đến tháng 4/2024. Bộ công cụ đánh giá kiến thức của người bệnh với chỉ số Cronbach alpha là 0,72.
Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có kiến thức chưa tốt chiếm 82,4%, người bệnh có kiến thức tốt là 17,6%. Nghiên cứu xác định tỉ lệ người bệnh có kiến thức tốt cao hơn ở nhóm có thời gian mắc bệnh, nguồn cung cấp thông tin từ internet/mạng xã hội (p < 0,05).
Kết luận: Kiến thức về phòng tái phát của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai còn hạn chế. Cần tăng cường giáo dục sức khỏe cho người bệnh mới chẩn đoán, hướng dẫn người bệnh cách nhận biết và truy cập các nguồn thông tin y tế uy tín, giúp họ tiếp cận kiến thức chính xác về phòng ngừa và điều trị bệnh.
Từ khóa
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Thị Khánh. Khảo sát nhận thức về loét dạ dày - tá tràng của học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Nam Định. Thư viện trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 2018.
Dương Thị Hương. Khảo sát nhận thức của người bệnh về phòng bệnh loét dạ dày tá tràng tái phát tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ [Chuyên đề chuyên khoa I điều dưỡng]. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 2017
Phạm Trường Giang, Nguyễn Công Khẩn. Kiến thức của người bệnh về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ năm 2023. Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 537 Số 2 (2024). https://doi.org/10.51298/vmj.v537i2.9220
Phạm Thị Mai, Lê Văn An, Nguyễn Thị Hoa và cộng sự. Đánh giá nhận thức của bệnh nhân về nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Quân y 354. Tạp chí Y học Quân sự. 2022;47(2):78-85.
Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Lan, Phạm Quốc Huy và cộng sự. Hiệu quả của giáo dục sức khỏe trong việc nâng cao kiến thức phòng tái phát loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Tạp chí Y học Dự phòng. 2019;29(4):112-119.
Kim JJ, Lee JY, Jung HS, et al. Risk factors for peptic ulcer bleeding in patients taking nonsteroidal anti-inflammatory drugs. Korean J Intern Med. 2010;25(2):171-176.
Shahnooshi JF, Anita DS. Impact of lifestyle education on knowledge and practice of patients with peptic ulcer disease in India. Indian J Gastroenterol. 2014;33(5):431-435.
Đỗ Đức Quân. Đánh giá kiến thức dự phòng tái phát xuất huyết tiêu hóa ở người bệnh loét dạ dày tá tràng trước-sau giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Quân y 354 năm 2021 [Luận văn thạc sĩ]. Trường Đại học Phenikaa. 2022.
Hoàng Thị Lệ, Ngô Huy Hoàng. Thay đổi nhận thức về phòng tái phát bệnh của người bệnh loét dạ dày tá tràng sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam năm 2019. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, tập 2 số 3; tr 69-75.
Nguyễn Đắc Quỳnh Anh, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Kỳ Nhật Minh và cộng sự. Mối liên quan giữa việc sử dụng Internet và hành vi tìm kiếm thông tin sức khỏe của người dân khu vực miền Trung Việt Nam. Tạp chí Y học Dự phòng. 2019;29(11):262-270.

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép . p>
Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng