Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm ở người vợ thực hiện kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội và xác định một số yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 385 người vợ thực hiện kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm tại trung tâm hỗ trợ sinh sản bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội từ tháng 4/2023 đến tháng 10/2023, đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm theo thang đo DASS.
Kết quả: Về mức độ lo âu từ nhẹ, vừa, nặng và rất nặng chiếm tỷ lệ lần lượt là 10,9%; 2,3%; 0,3%; 0%. Tỷ lệ trầm cảm từ nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 8,6%; 2,1%; 0,5%; 0%. Các yếu tố cường độ làm việc, loại vô sinh, thời gian điều trị vô sinh có liên quan đến tình trạng lo âu và trầm cảm ở người vợ.
Kết luận: Tỷ lệ lo âu, trầm cảm ở người vợ vô sinh thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm lần lượt là 13,5% và 11,2%. Nhân viên y tế cần động viên, chia sẻ cho đối tượng người vợ có thời gian điều trị từ 1-3 năm; cường độ làm việc căng thẳng; nguyên nhân vô sinh thứ phát.
Từ khóa
Tài liệu tham khảo
Nik Hazlina N.H., Norhayati M.N., Shaiful Bahari I. et al. Worldwide prevalence, risk factors and psychological impact of infertility among women: a systematic review and meta-analysis. BMJ Open,2022, 12(3). doi: 10.1136/bmjopen-2021-057132.
Bộ Y tế. Nguyên nhân gây vô sinh từ phía người chồng chiếm khoảng 50%. https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/. 2015.
Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh Thành phố Hồ Chí Minh. Mối quan hệ giữa stress và vô sinh. https://hosrem.org.vn/detailNews/thongtin/moi-quan-he-giua-stress-va-vo-sinh-6050. 2021.
Lakatos E., Szigeti J.F., Ujma P.P. et. al. Anxiety and depression among infertile women: a cross-sectional survey from Hungary. BMC Womens Health, 2017, 17(1), pp.48. doi: 10.1186/s12905-017-0410-2.
Massarotti C, Gentile G, Ferreccio C. et al. Impact of infertility and infertility treatments on quality of life and levels of anxiety and depression in women undergoing in vitro fertilization. Gynecol Endocrinol, 2019, 35(6), pp.485-489. doi: 10.1080/09513590.2018.1540575.
Smeenk J.M.J., Verhaak C.M., Eugster A. et al. The effect of anxiety and depression on the outcome of in-vitro fertilization. Human Reproduction, 2001, 16(7), 1420–1423. doi: 10.1093/humrep/16.7.1420.
Peng M., Wen M., Jiang T. et al. Stress, anxiety, and depression in infertile couples are not associated with a first IVF or ICSI treatment outcome. BMC Pregnancy and Childbirth, 2021, 21(1), pp.725. doi: 10.1186/s12884-021-04202-9.
Ying L., Wu L.H., Loke A.Y. Gender differences in emotional reactions to in vitro fertilization treatment: a systematic review. J Assist Reprod Genet, 2016, 33(2), pp.167–179. doi: 10.1007/s10815-015-0638-4.
Hashemi S., Simbar M., Ramezani-Tehrani F. et al. Anxiety and success of in vitro fertilization. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 2012, 164(1), pp.60–64. doi: 10.1016/j.ejogrb.2012.05.032.
Chiaffarino F., Baldini M.P., Scarduelli C. et al. Prevalence and incidence of depressive and anxious symptoms in couples undergoing assisted reproductive treatment in an Italian infertility department. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 2011, 158(2), pp.235–241. doi: 10.1016/j.ejogrb.2011.04.032.
Dai T., Wang J., Gan G. et al. The moderating role of physical activity on the relationship between work intensity and depressive symptoms among the employees. SSM - Population Health, 2023, 23. doi: 10.1016/j.ssmph.2023.101435.
Yoldemir T., Yassa M., Atasayan K. Comparison of depression between primary and secondary infertile couples. Gynecol Endocrinol, 2020, 36(12), pp.1131–1135. doi: 10.1080/09513590.2020.1807503.
Sharma A. và Shrivastava D. Psychological Problems Related to Infertility. Cureus, 2022, 14(10). doi: 10.7759/cureus.30320.
công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép . p>
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng