Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức và đánh giá sự thay đổi kiến thức về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định năm 2020.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp dạng trước sau cho 65 phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định năm 2020 từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020. Can thiệp được thực hiện thông qua tư vấn trực tiếp cho từng phụ nữ. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn cấu trúc bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.
Kết quả: Điểm trung bình kiến thức phòng bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ bao gồm kiến thức về bệnh ung thư cổ tử cung, kiến thức phòng và điều trị, kiến thức tiêm vắc xin và khám sàng lọc đều thấp ở thời điểm trước can thiệp và tăng lên đáng kể sau can thiệp: Điểm trung bình kiến thức về bệnh tăng từ 4,24 lên 7,29; Điểm trung bình kiến thức phòng và điều trị tăng từ 3,46 lên 4,8 và điểm trung bình kiến thức tiêm vắc xin và khám sàng lọc tăng từ 3,30 lên 5,43. Sự khác biệt có ý nghĩ thống kê với p < 0,001.
Kết luận: Giáo dục sức khỏe nâng cao đáng kể kiến thức của phụ nữ về phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Sau can thiệp 1 tháng điểm trung bình kiến thức chung của phụ nữ về phòng bệnh ung thư cổ tử cung tăng từ 11,0 lên 17,52
Từ khóa
công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép . p>
Bản quyền (c) 2020 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng