Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy khóa 14, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2018 – 2019

TAY - TÂM - TRÍ - TỰ HÀO
PDF Download: 1157 View: 3236

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Đinh, T. T. H., Vũ, T. L., Vũ, H. N., & Nguyễn, T. L. (2022). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy khóa 14, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2018 – 2019. Tạp Chí Khoa học Điều dưỡng, 5(02), 72–83. https://doi.org/10.54436/jns.2022.02.413

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập của sinh viên Đại học điều dưỡng chính quy khóa 14, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm học 2018 – 2019.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được tiến hành trên 247 sinh viên Đại học Điều dưỡng chính quy khóa 14, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020 sử dụng phiếu điều tra tự điền đã được thiết kế sẵn. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ đo lường Ấn Tượng Trường Học, Động Cơ Học Tập, Phương Pháp Học Tập của sinh viên, Vai Trò Cố Vấn Học Tập.

Kết quả: Kết quả học tập dựa trên điểm tích lũy cả năm học 2018-2019 của sinh viên chủ yếu là ở mức trung bình (52,2%), mức yếu kém (27,9%) và không có sinh viên đạt mức giỏi - xuất sắc (0%). Các yếu tố: Giới tính, Ban cán sự lớp, Làm thêm không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với điểm tích luỹ cả năm của sinh viên. Ấn tượng học tập không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với điểm tích luỹ cả năm của sinh viên. Động cơ học tập, phương pháp học tập, vai trò cố vấn học tập có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với điểm tích luỹ cả năm của sinh viên.

Kết luận: Kết quả học tập của sinh viên Đại học Điều dưỡng còn khá thấp và phụ thuộc vào động cơ học tập, phương pháp học tập và vai trò cố vấn học tập. Vì vậy, sinh viên cần xác định rõ mục tiêu học tập, động cơ và phương pháp học tập, nhà trường cần xây dựng mô hình cố vấn học tập để định hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch cụ thể cho từng sinh viên.

https://doi.org/10.54436/jns.2022.02.413

Từ khóa

Yếu tố ảnh hưởng, kết quả học tập, sinh viên điều dưỡng chính quy Factors affecting, grade point average, nursing students
PDF Download: 1157 View: 3236

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thùy Dung, Hoàng Thị Kim Oanh, Lê Đình Hải (2017), Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh doanh Trường Đại học lâm nghiệp, Tạp chí và khoa học công nghệ lâm nghiệp tháng 10/2017, Hà Nội, tr.134

Nguyễn Thị Thu An và cs (2016), Những nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên năm I-II trường đại học kỹ thuật – công nghệ Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tr.82

Đặng Thị Thu Phương (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Hồ Chí Minh.

Lê Thanh Tùng (2018), Cẩm nang sinh viên 2018, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, tr.53.

Nguyễn Thị Thúy An (2016), Đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Hà Nội, tr.15.

Norhidayah Al et al. (2009). The Factors Influencing Students’ Performance at Universiti Teknologi Mara Kedah, Malaysia. Management Science and Engineering, ISSN 1913-0341 Vol.3 No.4.

Nguyễn Phạm Tuyết Anh (2013). Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí khoa học. 26, 31-40,

Nguyễn Thị Bích Thuận và Nguyễn Ngọc Trâm (2018), Vai trò của cố vấn học tập trong việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên tại Trường Đại học Đồng Tháp, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt tháng 9/2018, tr 54-58.

Đinh Thị Hóa, Hoàng Thị Ngọc Điệp, Lê Thị Kim Tuyên (2018), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Đồng Nai, Tạp chí khoa học – Đại học Đồng Nai, số 11 – issn 2354 -1482

Reni Efriza et al. (2020). Analysis of Factors Affecting Student Learning Achievement of Social Sciences Subjects in Muhammadiyah Middle School Rokan Hulu Regency. Journal of education sciences, Vol 4, No 3. DOI: http://dx.doi.org/10.31258/jes.4.3.p.529-540

Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép .

Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng