Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi thực hành của bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 6 - 24 tháng tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sau can thiệp giáo dục sức khỏe.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là 75 bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, thiết kế nghiên cứu can thiệp bán thực nghiệm.
Kết quả: Điểm trung bình thực hành trước can thiệp là 5,8 ± 2,1 và sau can thiệp đã tăng lên thành 8,3 ± 1,9, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (t = 3,2; p <0,05). %). Đã có sự thay đổi đáng kể trước và sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ đã tăng số lượng thức ăn 1 bữa cho trẻ (22,7% - 58,7% sau can thiệp) và thực hành cho trẻ ăn thêm hoa quả (38,7%-72), tuy nhiên can thiệp có hạn chế là mới chỉ cải thiện một phần nhỏ hoạt động cho trẻ ăn loãng hơn của bà mẹ (9,3%- 12%). Nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe đã cải thiện đáng kể thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ từ đó trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn.
Kết luận: Sau khi can thiệp bằng giáo dục sức khỏe, thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6 - 24 tháng đã tăng lên, thực hành mức độ đạt tăng từ 57,3% trước can thiệp lên 80% sau can thiệp.
Từ khóa
Tài liệu tham khảo
Regamey N et al (2008). Viral Etiology of Acute Respiratory Infections With Cough in Infancy: A Community-Based Birth Cohort Study. Pediatric Infectious Disease Journal, 27(2), 100-105. doi: 10.1097/INF.0b013e31815922c8.
Đàm Thị Tuyết (2010). Một số đặc điểm về dịch tễ và hiệu quả can thiệp đối với nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em huyện Chợ Mới - Bắc Kan, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Thái Nguyên.
Trương Thị Tân (2015). Nuôi dưỡng trẻ nhỏ - Tài liệu dùng cho Cán bộ Y tế công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại các tuyến, Bộ Y tế, Hà Nội.
Thái Lan Anh (2015). Thực trạng về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Nghĩa Đoan - Kiến Thụy - Hải Phòng. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 11(2), 45-52.
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2017). Thay đổi nhận thức của bà mẹ về chế độ ăn cho con dưới 24 tháng tuổi tại huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh năm 2017 sau giáo dục dinh dưỡng, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Bộ Y tế (2019). Hướng dẫn xửu trí lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
Đỗ Thị Hòa (2017). Thay đổi kiến thức và thái độ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sau giáo dục sức khỏe của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Viện dinh dưỡng (2014). Dinh dưỡng thường thức trong gia đình.
Chu Thị Thùy Linh (2016). Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên năm 2016, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Đinh Đạo (2014). Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam, Luận án tiến sĩ dinh dưỡng, Đại học Y dược Huế.
Nguyễn Thị Minh Hiếu (2012). Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi huyện Đan Phượng - Ba Vì _ Hà Nội, Luận án tiến sĩ Y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Furlong K. R (2015). The Role of Nutritional Factors in Acute Respiratory Tract Infections, Master’s thesis in medicine, University of Toronto
Nguyễn Anh Vũ (2017). Hiệu quả bổ sung thực phẩm sẵn có đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ 12 - 23 tháng tuổi huyện Tiên Lữ - Hưng Yên, Luận án tiến sĩ dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia.

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép . p>
Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng