Kiến thức và thực hành về bệnh sán lá gan nhỏ của người dân tại xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định

TAY - TÂM - TRÍ - TỰ HÀO
PDF Download: 354 View: 851

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Vũ, V. T., Hoàng, T. H., & Đỗ, T. T. D. (2022). Kiến thức và thực hành về bệnh sán lá gan nhỏ của người dân tại xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định. Tạp Chí Khoa học Điều dưỡng, 5(03), 33–41. https://doi.org/10.54436/jns.2022.03.471

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành về bệnh sán lá gan nhỏ của người dân xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 người dân tại địa điểm nghiên cứu từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2020.

Kết quả: Tỷ lệ người dân biết được nguyên nhân gây bệnh sán lá gan nhỏ chiếm 86,5%, tỷ lệ người dân trả lời đúng được vật chủ chính chiếm 53,5%, 61% người dân được hỏi biết 1 tác hại của bệnh, biết trên 2 tác hại chiếm 18,5%, trên 3 tác hại chiếm 20,5%. Tỷ lệ người dân đã từng ăn gỏi cá/cá chưa nấu chín chiếm 54%: trong đó 58,3% ăn trong vòng 3 tháng, 18,5% ăn từ hơn 1 năm trước,13% ăn trong vòng 6-12 tháng, 10,2% đã từng ăn trong vòng 6 tháng. 100% hộ gia đình đều sử dụng nhà vệ sinh tự hoại.

Kết luận: Người dân tại xã có kiến thức khá cao về bệnh sán lá gan nhỏ và tỷ lệ nhiễm trứng sán lá gan nhỏ chỉ 1,5% nhưng trên thực tế 54% người dân vẫn chưa bỏ được thói quen ăn gỏi cá/cá chưa chín.

https://doi.org/10.54436/jns.2022.03.471

Từ khóa

kiến thức, thực hành, sán lá gan nhỏ knowledge, practice, small liver flukes
PDF Download: 354 View: 851

Tài liệu tham khảo

HJ belt. (2005), “Clonorchzheim: an update”, J Helminthol. 79(3), tr. 269-281.

Gasser RB Lun ZR, Lai DH, Li AX, Zhu XQ, Yu XB, et al. (2005), “ Clonorchzheim: a type of important food Zoonosis in China”, Infectious Lancet. 5, tr. 31-41.

Waraphon Phimpraphai Hoang Quang Vinh, Sirikachorn Tangkawattana, John F. Smith (2017), “Risk factors for transmission of Clonorchis sinensis in humans in northern Vietnam: A study of descriptive and social network analysis”, Parasites Int. 66(2), tr. 74-82. https://doi.org/10.1016/j.parint.2016.11.018

Bộ Y tế (2006), “Hội nghị tổng kết công tác phòng chống sốt rét và giun sán 2001-2005, triển khai kế hoạch 2006-2010”, Viện Sốt rét- Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương, tr. 3-16.

Nawa Y, Doanh PN (2016), “Clonorchis sinensis and Opisthorchis spp. in Vietnam: current status and prospects.”, Trans R Soc Tropical Region. 110(1), tr. 13-20. DOI:10.1093/trstmh/trv103

Trương Tiến Lập (2008), Thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ và hiệu quả can thiệp tại một số xã ven biển tỉnh Nam Định năm 2007- 2008. Luận án Tiến sĩ y học.Trường Đại học Y Thái Bình.

Nguyền Văn Đề và cs (2004), “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại một số điểm trong vùng lưu hành bệnh tại miền Bắc Việt Nam”. Tạp chí Y học Thực hành. 6(2):31-33.

Phạm Văn Thoại (2020), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, dịch tễ học bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchiasis, Opisthorchiasis) trên người, động vật và xây dựng biện pháp phòng trị”. Đề tài nghiên cứu cơ sở Phân viện Thú y miền Trung năm 2020.

Lê Hữu Thọ (2014), “Tập quán ăn gỏi cá sống và nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân trên 15 tuổi tại một xã khu vực Nam Trung Bộ”. Tạp chí Y học Việt Nam 2(2014):85-87 .

Lê Thị Tuyết, Trần Quốc Kham (2009), “ Nhận thức và thực hành của người dân về bệnh sán lá gan nhỏ tại 2 xã huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định”. Tạp chí Y học Thực hành.6(2009):54-56.

Lê Trần Anh và cs (2016),“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá gan nhỏ tại huyện Yên Khánh, Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2016 và đề xuất biện pháp phòng chống”. Trang thông tin điện tử Sở Khoa học công nghệ tỉnh Ninh Bình. https://www.ninhbinh.gov.vn/sokhcn-ninhbinh/1224/27491/38548/65518

Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép .

Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng