Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng phòng mổ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và một số yếu tố liên quan

TAY - TÂM - TRÍ - TỰ HÀO
PDF Download: 653 View: 501

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phạm, T. N. T., Phạm, T. T. H., & Nguyễn, B. T. (2023). Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng phòng mổ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và một số yếu tố liên quan. Tạp Chí Khoa học Điều dưỡng, 6(02), 141–152. https://doi.org/10.54436/jns.2023.02.570

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả mức tình trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng phòng mổ và xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều.

Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắ ngang được thực hiện từ 10/2021 đến hết tháng 11/2022 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ 64 điều dưỡng đang làm việc tại các phòng mổ của bệnh, đồng ý tham gia nghiên cứu trên tinh thần tự nguyện, có thời gian công tác > 6 tháng. Sử dụng bộ công cụ DASS 21 để đánh giá Stress nghề nghiệp của điều dưỡng.

Kết quả: Tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng là 66,7%. Stress mức thấp chiếm tỷ lệ 7,9%; stress mức trung bình chiếm tỷ lệ 27,0%; stress mức nặng chiếm tỷ lệ 31,7%; stress rất nặng chiếm tỷ lệ 7,9%. Những điều dưỡng có kiêm nhiệm công việc thì có nguy cơ bị stress cao gấp 3,2 lần những người điều dưỡng không kiêm nhiệm công việc, OR (95%CI): 3,2 (1,0 – 10,3). Những điều dưỡng gặp nguy cơ cao lây bệnh từ bệnh nhân trong quá trình làm việc thì có nguy cơ stress cao gấp 6,7 lần những người không gặp nguy cơ lây bệnh, OR (95%CI): 6,7 (2,0 – 21,8). Những người điều dưỡng có thời gian làm việc trên 10 tiếng/ngày có nguy cơ stress cao hơn 5,7 lần những điều dưỡng làm việc dưới 10 tiếng/ngày, OR (95%CI): 5,7 (1,6 – 19,7).

Kết luận: Tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng ở mức độ khá cao, do vậy cần có các can thiệp để kiểm soát vấn đề này.

https://doi.org/10.54436/jns.2023.02.570

Từ khóa

Stress, điều dưỡng, phòng mổ, DASS-21 Stress, nursing, operating room, DASS-21
PDF Download: 653 View: 501

Tài liệu tham khảo

Shams T. và El-Masry R. (2013), Job Stress and Burnout among Academic Career Anaesthesiologists at an Egyptian University Hospital, Sultan Qaboos Univ Med J. 13(2), tr. 287-95. DOI:10.12816/0003236.

Huỳnh Thị Phương Linh (2018), Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM năm 2018, Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công cộng.

Nguyễn Anh Tú (2020), Phân tích gánh nặng và các yếu tố liên quan đến công việc của điều dưỡng viên bệnh viện Bạch Mai năm 2020, Luận Văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Thăng Long.

Agius R. M. và các cộng sự. (1996), Survey of perceived stress and work demands of consultant doctors, Occup Environ Med. 53(4), tr. 217-24.

Linn L. S. và các cộng sự. (1985), Health status, job satisfaction, job stress, and life satisfaction among academic and clinical faculty, JAMA. 254(19), tr. 2775-82.

Kim H., Ji J. và Kao D. (2011), Burnout and physical health among social workers: A three-year longitudinal study, Soc Work. 56(3), tr. 258-68. doi: 10.1093/sw/56.3.258.

Nguyễn Thị Minh Ngọc (2017), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress của điều dưỡng viên khối lâm sàng Bệnh viện trung ương Huế năm 2017, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.

Trịnh Xuân Quang (2018), Tình trạng stress của điều dưỡng các khoa lâm sàng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm TIền Giang năm 2018, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.

Ngô Thị Kiều My, Trần Đình Vinh và Đỗ Mai Hoa (2015), Tình trạng stress của điều dưỡng và hộ sinh Bệnh viện phụ sản Nhi Đà Nẵng, Tạp Chí Tế Công Cộng , (34), tr. 57–62.

Đặng Kim Oanh (2017), Thực trạng stress nghề nghiệp ở nhân viên điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

Bạch Nguyên Ngọc (2015), Stress nghề nghiệp của Điều dưỡng, hộ sinh tại bệnh viện Gia Lai và một số yếu tố liên quan.

Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Liên Hương (2015), Tình trạng căng thẳng và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến căng thẳng ở điều dưỡng viên tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức năm 2015, Tạp chí Y tế công cộng.

Nguyễn Văn Tuyên (2015), Tình trạng stress nghề nghiệp của Điều dưỡng viên lâm sàng tại bệnh viện Bình Định và một số yếu tố liên quan.

Sharifah Z. S. Y., Afiq I. M. và Siti. S D (2011), Stress And Its Associated Factors Amongst Ward Nurses In A Public Hospital Kuala Lumpur, Malaysian Journal of Public Health Medicine. 11(1), tr. 78-85.

Đào Thái Anh (2021), Thực trạng nguy cơ stress nghề nghiệp của điều dưỡng khoa Gây mê hồi sức và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2021, Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng.

Mai Hoà Nhung (2014), Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở điều dưỡng viên lâm sàng tại Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương năm 2014, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.

Nguyễn Thị Hương (2020), Căng thẳng công việc của điều dưỡng lầm sàng tại bệnh viện đa khoa tỉnh hòa bình năm 2020.

Ali Mohammad Mosadeghra (2013), Occupational Stress and Turnover Intention: Implications for Nursing Management, International Journal of Health Policy and Management. 1, tr. 169–176. doi: 10.15171/ijhpm.2013.30.

Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép .

Bản quyền (c) 2023 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng