Đánh giá hiệu quả áp dụng quy trình phụ dụng cụ trong phẫu thuật tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương

TAY - TÂM - TRÍ - TỰ HÀO
PDF Download: 62 View: 88

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Vũ, T. T., Nguyễn, L. T. T., Mai, L. Q., Đỗ, T. T. D., Phạm, T. M., & Vũ, V. Đẩu. (2022). Đánh giá hiệu quả áp dụng quy trình phụ dụng cụ trong phẫu thuật tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp Chí Khoa học Điều dưỡng, 5(03), 99–108. https://doi.org/10.54436/jns.2022.03.506

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả áp dụng quy trình phụ dụng cụ trong phẫu thuật tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu
mô tả cắt ngang trên 100 trường hợp phẫu thuật đã được xây dựng quy trình và khảo sát 19 nhân viên y tế trực tiếp tham gia nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2021 đến tháng 5/2022.

Kết quả: Sau khi áp dụng thử nghiệm quy trình phụ dụng cụ, chỉ còn 25% phẫu thuật viên còn stress và chỉ còn ở mức độ thỉnh thoảng, còn lại 75% phẫu thuật viên không
còn stress về vấn đề liên quan đến dụng cụ trong quá trình phẫu thuật tim bẩm sinh. 27,3% dụng cụ viên còn stress về vấn đề liên quan đến dụng cụ trong quá trình phẫu thuật tim bẩm sinh, lý do do dụng cụ hỏng hoặc vật tư tiêu hao hết, không còn stress do quy trình phụ dụng cụ trong phẫu thuật. Tỷ lệ sai sót chuyên môn và bệnh nhân có tai biến liên quan đến dụng cụ trong phẫu thuật giảm so với khi chưa sử dụng quy trình.

Kết luận: Áp dụng quy trình phụ dụng cụ giúp cho phẫu thuật viên và điều dưỡng phụ dụng cụ giảm stress công việc và giảm tỷ lệ tai biến trong phẫu thuật đồng thời làm giảm thời gian phẫu thuật các ca bệnh

https://doi.org/10.54436/jns.2022.03.506

Từ khóa

Quy trình, phụ dụng cụ, phẫu thuật tim bẩm sinh Procedures, accessories, congenital heart surgery
PDF Download: 62 View: 88

Tài liệu tham khảo

Denise F Polit, Cheryl Tatano J Research in nursing Beck và health (2006), “The content validity index: are you sure you know what’s being reported Critique and recommendations”. Res Nurs Health; 29(5):489-97. doi: 10.1002/nur.20147.

Jonkman (2019), Paediatric cardiac surgery: manual for perioperative nurses., CBS PUBL & DIST PVT LTD I, Place of publication not identified.

D Ignatavius và ML Workman (2006), Medical surgical nursing: Critical thinking for collaborative (Vol. 2).

Health and Safety Executive (2014). “ Stress-related and Psychological Disorders in Great Britain 2014” .

Trần Thị Thúy (2011), “Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của cán bộ y tế khối lâm sàng Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An và một số yếu tố liên quan”. Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện. Đại học y tế công cộng.

Nguyễn Thu Hà, Tạ Tuyết Bình và Trần Thanh Hà (2007), “Căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế”, Báo cáo khoa học- Hội nghị khoa y học lao động, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr.156-164.

Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa và Trần Thiện Thuần (2008), “Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2008”, Tạp chí Y học thực hành TPHCM. 12 (4), tr.211-215.

Ngô Thị Kiều My, Trần Đình Vinh và Đỗ Mai Hoa (2014), “Tình trạng stress của điều dưỡng và hộ sinh Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng năm 2014”, Tạp chí Y tế Công cộng. Số 34(1.2015), tr. 57-62.

Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân và Trần Trúc Linh (2008), “Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng”, Tạp chí Y học thực hành TP Hồ Chí Minh (Số 14 (1)), tr. 217-221.

Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép .

Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng